TRƯỜNG THPT BẢO SƠN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 2020 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 41. Dung dịch nước của ion nào sau đây không màu?
A. \(F{e^{3 + }}\). B. \(C{a^{2 + }}\). C. \(C{r^{3 + }}\). D. \(C{u^{2 + }}\).
Câu 42. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Cu. C. Mg. D. Zn.
Câu 43. Công thức của tristearin là
A. \({C_{17}}{H_{35}}COOH\) B. \({\left( {{C_{15}}{H_{31}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
C. \({\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\) D. \({\left( {{C_{17}}{H_{33}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
Câu 44. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. anilin. B. amoni clorua. C. alanin. D. metylamin.
Câu 45. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tự nhiên?
A. Tơ tằm. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nilon-6. D. Tơ visco.
Câu 46. Công thức hóa học của sắt (III) oxit là
A. \(Fe{\left( {OH} \right)_2}\) B. \(Fe{\left( {OH} \right)_3}\) C. \(F{e_2}{O_3}\). D. FeO.
Câu 47. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức \({K_2}S{O_4}.A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}.24{H_2}O\) ) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. vôi sống. B. muối ăn. C. thạch cao. D. phèn chua.
Câu 48. Kim loại nào sau đây điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A. K. B. Ca. C. Na. D. Fe.
Câu 49. Chất nào sau đây không phải polime trùng hợp?
A. Plexiglas. B. Grafit. C. Teflon. D. Nitron.
Câu 50. Chất nào là thành phần chính trong nhũ đá và măng đá trong hang động?
A. CaCO3. B. CaSO4 . C. CaO . D. Ca(OH)2.
Câu 51. Chất nào mang lại nhiều năng lượng nhất trên mỗi gam mẫu khi trao đổi chất?
A. chất béo. B. cacbohydrat. C. vitamin. D. protein.
Câu 52. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía. Tên gọi của X là
A. saccarozơ. B. fructozơ. C. glucozơ. D. mantozơ.
Câu 53. Dung dịch nào sau đây hòa tan được ?
A. \({K_2}S{O_4}\). B. NaOH. C. \(NaN{O_3}\) D. KCl.
Câu 54. Axit cacboxylic nào dưới đây có trong vết đốt của kiến?
A. axit benzoic. B. axit fomic. C. axit axetic. D. axit lactic.
Câu 55. Polysaccarit như amilozơ, amylopectin hay xenlulozơ là polyme của
A. amino axit. B. glucozơ. C. axit nucleic. D. axit béo.
Câu 56. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng dung dịch bão hòa NaNO2 và NH4Cl.
(b) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng).
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 57. Cho các phát biểu sau:
(a) Bột ngọt là muối mononatri của axit glutaric.
(b) Sorbitol thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng táo bón và khó tiêu.
(c) Tơ olon thường được bện thành sợi len đan áo rét.
(d) Do có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên một số este dùng làm dung môi.
(e) Các poliamit kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 75. Hòa tan hoàn toàn 21,78 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgCO3 và Al(NO3)3 bằng dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 0,65 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, N2O, H2 (trong đó số mol của H2 là 0,06 mol và tỉ khối của Z so với He bằng 7,25). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 57,6 gam, đồng thời thu được 24,36 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của N2O trong Y là
A. 37,93%. B. 22,76%. C. 14,48%. D. 30,34%.
Câu 76. Hỗn hợp X gồm 3 amino axit no mạch hở (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 370 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy m gam X thu được 11,872 lít CO2 (đktc) và a mol H2O. Giá trị của a có thể là
A. 0,8. B. 0,5. C. 0,4. D. 0,7.
Câu 77. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15-20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô lúc đó phản ứng sẽ không xảy ra nữa.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm ở bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 78. Hỗn hợp X gồm , và (trong đó chiếm 20% tổng số mol hỗn hợp). Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 114,8 gam natri axetat và 0,5412m gam glixerol. Để đốt cháy m gam hỗn hợp X cần a mol O2. Giá trị của a gần nhất là
A. 6,6. B. 4,6. C. 3,6. D. 5,6.
Câu 79. Trong quá trình bảo quản, một mẩu muối FeSO4.7H2O bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành m gam hỗn hợp X gồm các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,035 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:
- Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa.
- Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z.
Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,03M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 18 ml.
Giá trị của m là
A. 14,02. B. 4,17. C. 4,182. D. 2,292.
Câu 80. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (MY > MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được CO2, H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G thu được 0,3 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 89. B. 87. C. 98. D. 39.
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Bảo Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !