TRƯỜNG THPT KIM LIÊN | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 41: Trong các kim loại sau, kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. Fe B. Cu C. Na D. Ag
Câu 42 : Etyl axetat có công thức là
A. C2H5;COOCH3 B. C2H5COOC2H5 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOCH3
Câu 43 : Số đồng phân có công thức phân tử C5H10O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thu được axit axetic là
A. 3 B. 1 C. 4. D. 2
Câu 44 : Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. H2N-(CH2)5-COOH B. HOOC-(CH3)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2
C. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH
Câu 45 : Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Metyl axetat B. Benzyl axetat C. Etyl axetat D. Tristearin
Câu 46 : Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. Glucozơ B. Xenlulozơ C. Tinh bột D. Saccarozơ
Câu 47 : Trong các kim loại Fe, Al, Cu, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Fe B. Cu C. Au D. Al
Câu 48 : Khí CO2 được coi là chất gây ô nhiễm, chủ yếu là vì
A. gây mưa axit. B. gây hiệu ứng nhà kính.
C. rất độc với con người D. phá hủy tầng ozon.
Câu 49 : Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 50 : Kim loại nào sau đây tác dụng với H2O ngay ở nhiệt độ thường?
A. K B. Fe C. Mg D. Cu
Câu 51 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn | thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2
C. AgNO3 và Mg(NO3)2 D. Fe(NO3)2 và AgNO3
Câu 52 : Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
T | Quỳ tím | Quý tím chuyển màu xanh |
X | Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
X, Z | Cu(OH)2 | Dung dịch xanh lam |
Y | Nước brom | Kết tủa trắng |
X,Y,Z,T lần lượt là
A. Glucozơ, anilin, saccarozơ, etylamin B. Glucozơ, anilin, etylamin, saccarozơ
C. Glucozơ, saccarozơ, anilin, etylamin D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.
Câu 53 : Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh là:
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 54 : Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. H2SO4 và Cu(NO3)2 B. FeCl3 và KNO3 C. NaOH và NaNO3 D. CuCl2 và NaOH
Câu 55: Cho các chất sau: H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3CH3NH2, CH3CH(NH2)COOH, C6H5NH2, CH3COONH4, C6H5OH. Số chất vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với HCl là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 56 : Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. Dung dịch CH3COONa
B. Dung dịch KCl
C. Dung dịch NaHSO4
D. Dung dịch Na2CO3
Câu 57: Cho 2,74 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,02M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khối lượng kết tủa là:
A. 4,66 gam B. 6,62 gam C. 3,42 gam D. 1,96 gam
Câu 58: Cho 14,2 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 22,2 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 150 ml B. 250 ml C. 500 ml D. 300 ml
Câu 59: Cho 180 gam dung dịch glucozơ 10% tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 12,96 B. 10,8 C. 21,6 D. 16,2
Câu 60: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin bậc 1, mạch hở, no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 8. Hai amin có CTPT lần lượt là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 61: Cho 16,8 lít (đktc) hỗn hợp X gồm propin và hiđro qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y chỉ chứa ba hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,25 B. 0,20 C. 0,10 D. 0,15
Câu 62 : Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.
(g) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
Câu 63: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala Val) nhưng không thu được peptit Gly-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 64 : Cho các phát biểu sau:
(1) Đipetit Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(2) Dung dịch lysin làm quì tím chuyển màu xanh.
(3) Anilin có lực bazơ mạnh hơn metylamin.
(4) Metyl fomat có phản ứng tráng gương. .
(5) Thủy phân vinyl axetat cho sản phẩm có phản ứng tráng gương.
(6) Tất cả protein đều tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 65 : Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe(NO3)3.
(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Nhung thanh đồng vào dung dịch FeCl3.
(4) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
(5) Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl. Con
(6) Để đồ vật bằng thép cacbon ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 4 C. 5 D.6
---(Nội dung đầy đủ chi tiết từ câu 66 đến câu 80 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
41-C | 42-C | 43-D | 44-B | 45-D | 46-A | 47-B | 48-B | 49-D | 50-A |
51-A | 52-A | 53-B | 54-D | 55-D | 56-C | 57-B | 58-C | 59-C | 60-B |
61-D | 62-D | 63-B | 64-C | 65-A | 66-B | 67-A | 68-C | 69-A | 70-D |
71-B | 72-C | 73-D | 74-C | 75-A | 76-B | 77-D | 78-B | 79-C | 80-B |
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án chi tiết môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Kim Liên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
|
Chúc các em học tập tốt !