Đề thi thử THPT QG có đáp án chi tiết môn Hóa học lần 1 năm 2020 Trường THPT Hương Khê

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ

ĐỀ THAM KHẢO
(Đề có 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

ĐỀ SỐ 1

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 42: Công thức hóa học của Crom(III) oxit là

        A. Cr2O3.                       B. CrO.                  C. CrO3.                   D. Cr(OH)3.

Câu 43: Kim loại nào sau đây tan không trong nước ở điều kiện thường?

        A. Na.                            B. Ba.                     C. Li.                        D. Al.

Câu 44: Sắt tác dụng với lưu huỳnh (đun nóng), thu được sản phẩm là

        A. Fe2S3.                        B. FeSO4.               C. FeS.                     D. FeS2.

Câu 45: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch HCl?

        A. Ag.                           B. Zn.                     C. Cu.                      D. Au.

Câu 46: Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp?

        A. CaCO3.                     B. NH4NO3.           C. CaO.                    D. KCl.

Câu 47: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hoá đỏ?

        A. NaOH.                      B. H2NCH2COOH.         C. CH3NH2.   D. HNO3.

Câu 48: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong trong các máy lọc nước, khẩu trang y tế, mặt nạ phòng độc. Chất X

        A. cacbon oxit.              B. lưu huỳnh.         C. than hoạt tính.     D. thạch cao.

Câu 49: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

        A. Al.                            B. K.                      C. Mg.                      D. Ag.

Câu 50: Công thức của axit fomic là

        A. C17H33COOH.          B. C2H5COOH.     C. HCOOH.            D. CH3COOH.

Câu 51: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

        A. Tơ nilon-6,6.             B. Tơ visco.           C. Tơ tằm.                D. Tơ capron.

Câu 52: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al2O3?

        A. KCl.                          B. NaNO3.             C. MgCl2.                 D. NaOH.

Câu 53: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất kết tủa?

        A. Na2CO3 và KOH.     B. NH4Cl và AgNO3.      C. Ba(OH)2 và NH4Cl.      D. NaOH và H2SO4.

Câu 54: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol etylic là

        A. C2H5COOCH3.        B. HCOOC3H7.     C. CH3COOC2H5.   D. HCOOCH3.

Câu 55: Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất Y

        A. etilen.                        B. axetilen.             C. anđehit axetic.     D. propen.

Câu 56: Cho 7,2 gam đimetylamin vào dung dịch HCl loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là

        A. 13,04.                       B. 10,85.                C. 10,12.                  D. 12,88.

Câu 57: Đun nóng 121,5 gam xenlulozơ với dung dịch HNO3 đặc trong H2SO4 đặc (dùng dư), thu được x gam xenlulozơ trinitrat. Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%. Giá trị của x là

        A. 222,75.                     B. 186,75.              C. 176,25.                D. 129,75.

Câu 58: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng?

        A. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư.        B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

        C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư.          D. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

Câu 59: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

        A. Đốt dây sắt trong bình đựng khí O2.     

        B. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và HCl loãng.

        C. Nhúng thanh magie vào dung dịch HCl.        

        D. Nhúng thanh đồng vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu 60: Hoà tan 0,23 gam Na vào nước dư thu được V lít khí H2. Giá trị của V là

        A. 0,224.                       B. 0,448.                C. 0,336.                  D. 0,112.

Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng?

        A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch xoắn.                     B. Tơ tằm thuộc loại tơ tổng hợp.                    

        C. Cao su buna thuộc loại cao su thiên nhiên.       D. PE được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 62: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Lên men X (xúc tác enzim) thu được chất hữu cơ Y và khí cacbonic. Hai chất X, Y lần lượt là

        A. glucozơ, sobitol.       B. fructozơ, etanol.         C. saccarozơ, glucozơ.      D. glucozơ, etanol.

Câu 63: Phát biểu nào sau đây đúng?

        A. Alanin làm mất mà dung dịch Br2.                   B. Axit glutamic là hợp chất có tính lưỡng tính. 

        C. Trong tơ tằm có các gốc β-amino axit.            D. Phân tử Gly-Ala-Val có 3 liên kết peptit.

Câu 64: Cho 11,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

        A. 12,0.                         B. 6,8.                    C. 6,4.                      D. 12,4.

Câu 65: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng X khử vừa hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích của CO2 trong hỗn hợp X

        A. 14,286%.                  B. 28,571%.           C. 16,135%.             D. 13,235%.

Câu 66: Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

        (a) 2X1 + 2H2O → 2X2 + X3­ + H2­      (b) X2 + CO2 →  X5               

        (c) 2X2 + X3 → X1 + X4 + H2O            (d) X2 + X5 → X6 + H2O

Biết X1, X2, X4, X5, X6 là các hợp chất khác nhau của kali. Các chất X4X6 lần lượt là

        A. KClO và KHCO3.    B. KCl và KHCO3.         C. KCl và K2CO3.             D. KClO và K2CO3.

Câu 67: Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 6,832 lít khí O2. Giá trị của m là

        A. 3,22.                         B. 2,80.                  C. 3,72.                    D. 4,20.

Câu 68: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3) vào nước, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau

Thể tích dung dịch HCl (ml)

300

600

Khối lượng kết tủa

a

a + 2,6

Giá trị của a và m lần lượt là

        A. 23,4 và 35,9.             B. 15,6 và 27,7.     C. 15,6 và 55,4.       D. 23,4 và 56,3.

Câu 69: Cho các phát biểu sau :

        (a) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.

        (b) Glucozơ gọi là đường mía, fructozơ gọi là đường mật ong.

        (c) Lực bazơ của amoniac yếu hơn lực bazơ của metylamin.

        (d) Để giảm đau nhức khi bị ong hoặc kiến đốt có thể bôi vôi tôi vào vết đốt

        (e) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol.

Số phát biểu đúng là

        A. 5.                              B. 4.                       C. 3.  D. 2.

Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2

        A. 57,2.                         B. 42,6.                  C. 53,2.                    D. 52,6.

Câu 71: Thực hiện các thí nghiệm sau :

       (a) Sục khí CO2 vào dung dịch CaCl2 dư.

        (b) Cho kim loại Na vào dung dịch Fe(NO3)3 dư.

        (c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

        (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

        (e) Hoà tan CaO vào dung dịch NaHCO3 dư.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là      

        A. 4.                              B. 3.                       C. 5.  D. 2.

Câu 72: Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

        (a) X + 2NaOH → Y + Z + T              (b) X + H2 → E

        (c) E + 2NaOH → 2Y + T                    (d) Y + HCl → NaCl + F

Biết X là chất hữu cơ mạch hở, có công thức phân tử là C8H12O4. Phân tử khối của chất F

        A. 60.                            B. 74.                     C. 46.                       D. 72.

----(Để xem nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC NĂM 2019-2020

41-B

42-A

43-D

44-C

45-B

46-C

47-D

48-C

49-D

50-C

51-B

52-D

53-B

54-C

55-A

56-A

57-A

58-D

59-B

60-D

61-D

62-D

63-B

64-D

65-

66-D

67-A

68-

69-A

70-D

71-A

72-B

73-A

74-

75-

76-B

77-

78-A

79-C

80-D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi thử THPT QG có đáp án chi tiết môn Hóa học lần 1 năm 2020 Trường THPT Hương Khê. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?