TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN Đề thi thử lần 4 | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: TOÁN Thời gian làm bài : 90 phút (50 câu trắc nghiệm) |
Sau đây là trích một số câu hỏi trong đề thi, để xem đầy đủ các em có thể xem Online hoặc tải về:
Câu 8: Với các số phức z thỏa mãn \(\left| {z - 2 + i} \right| = 4,\) tập hợp các điểm biểu diễn của số phức z là một đường tròn. Tìm bán kính R của đường tròn đó.
A. R=2 B. R=12 C. R = 8 D. R = 4
Câu 15: Cho một hình nón có bán kính đáy bằng a và góc ở đỉnh bằng 600. Tính diện tích xung quanh của hình nón đó.
A. \({S_{xq}} = 4\pi {a^2}\) B. \({S_{xq}} = 2\pi {a^2}\) C. \({S_{xq}} = \frac{{2\sqrt 3 \pi {a^2}}}{3}\) D. \({S_{xq}} = \frac{{4\sqrt 3 \pi {a^2}}}{3}\)
Câu 34: Cắt một khối trụ bởi một mặt phẳng ta được một khối (H) như hình vẽ bên. Biết rằng thiết diện là một hình elip có độ dài trục lớn bằng 10, khoảng cách từ một điểm thuộc thiết diện gần mặt đáy nhất và điểm thuộc thiết diện xa mặt đáy nhất tới mặt đáy lần lượt là 8 và 14. (xem hình vẽ). Tính thể tích của hình (H).
A. \({V_{\left( H \right)}} = 176\pi\) B. \({V_{\left( H \right)}} = 275\pi\) C. \({V_{\left( H \right)}} = 192\pi\) D. \({V_{\left( H \right)}} = 740\pi\)
Câu 41: Với m là một tham số thực sao cho đồ thị hàm số \(y = {x^4} + 2m{x^2} + 1\) có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác vuông. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. \(m<-2\) B. \(-2\leq m<0\) C. \(0\leq m<2\) D. \(2\leq m\)
Câu 42: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho điểm M(3;3;-2) và hai đường thẳng \({d_1}:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{3} = \frac{z}{1},{d_2}:\frac{{x + 1}}{{ - 1}} = \frac{{y - 1}}{2} = \frac{{z - 2}}{4}.\) Đường thẳng d đi qua M cắt d1, d2 lần lượt tại A và B. Tính độ dài đoạn thẳng AB?
A. \(AB=2\) B. \(AB=3\) C. \(AB=\sqrt{6}\) D. \(AB=\sqrt{5}\)
Câu 46: Trong không gian Oxyz, cho điểm M(1;1;2). Mặt phẳng (P) qua M cắt các trục tọa độ Ox, Oy, Oz lần lượt tại điểm A, B, C. Gọi \({V_{OABC}}\) là thể tích của tứ diện OABC. Khi (P) hay đổi tìm giá trị nhỏ nhất của \({V_{OABC}}\).
A. \(\min {V_{OABC}} = \frac{9}{2}\) B. \(\min {V_{OABC}} = 18\)
C. \(\min {V_{OABC}} = 9\) D. \(\min {V_{OABC}} = \frac{32}{3}\)
Câu 49: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân, \(AB = AC = a,SC \bot \left( {ABC} \right)\) và SC=a. Mặt phẳng qua C vuông góc với SB cắt SA SB, lần lượt tại E, F. Tính thể tích khối chóp S.CEF.
A. \({V_{S.C{\rm{EF}}}} = \frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{{36}}\) B. \({V_{S.C{\rm{EF}}}} = \frac{{{a^3}}}{{36}}\)
C. \({V_{S.C{\rm{EF}}}} = \frac{{{a^3}}}{{18}}\) D. \({V_{S.C{\rm{EF}}}} = \frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{{12}}\)
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung các câu hỏi của đề thi thử môn Toán THPT QG 2017 lần 4 THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Đáp án đề thi thử môn Toán lần 4 THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên
1-C | 2-B | 3-A | 4-B | 5-D | 6-C | 7-D | 8-D | 9-D | 10-C |
11-C | 12-C | 13-A | 14-A | 15-B | 16-D | 17-D | 18-B | 19-B | 20-B |
21-B | 22-A | 23-D | 24-B | 25-B | 26-A | 27-C | 28-C | 29-A | 30-D |
31-A | 32-D | 33-B | 34-A | 35-C | 36-B | 37-B | 38-C | 39-C | 40-A |
41-B | 42-B | 43-D | 44-A | 45-B | 46-C | 47-B | 48-C | 49-B | 50-B |
Các em có thể tham khảo thêm các đề thi thử THPT Quốc gia trên Chúng tôi.net tại đây.
Hy vọng đề thi thử môn Toán lần 4 THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập, ôn luyện chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp đến. Chúc các em học tốt!
--MOD TOÁN Chúng tôi (tổng hợp)-