TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
Câu 41:Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?
A. Ag. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 42: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al. B. Li. C. Ba. D. K.
Câu 43: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là
A. CO. B. N2. C. H2. D. He.
Câu 44: Khi xà phòng hóa một triglixerit thu được glixerol và muối của các axit panmitic, linoleic, stearic. Số công thức cấu tạo có thể có của triglixeric là
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 45: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. HCl. C. CuSO4. D. AgNO3.
Câu 46: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím.
B. Metylamin là chất khí tan nhiều trong nước.
C. Protein đơn giản chứa các gốc a-aminoaxit.
D. Phân tử Gly-Ala-Val có 3 nguyên tử nitơ.
Câu 47: Phèn chua là hoá chất được dùng nhiều trong nghành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất làm cầm màu trong nhuộm vải và làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là:
A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)2.12H2O B. KAl(SO4)2.24H2O
C. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Câu 48: Cho các chất: Fe(NO3)3, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, FeCl2, FeO. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 49:Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), polistiren, poli(etylen-terephtalat), nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 50:Trong công nghiệp kim loại X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy, kim loại Y được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện và kim loại Z được điều chế bằng điện phân dung dịch. X, Y , Z lần lược là:
A. Na, Fe, Cu. B. Al, Cr, Ba. C. Ca, Mg, Ag. D. K, Ba, Pb.
Câu 51:X là monosaccarit, Y là disaccarit, Z là polisaccarit. X, Y , Z lần lược là:
A. Fructozơ, Saccarozơ, Glucozơ. B. Fructozơ, Glucozơ, Xenlulozơ.
C. Tinh bột, Saccarozơ, Glucozơ. D. Glucozơ, saccarozơ, Tinh bột.
Câu 52: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhúng dây thép vào dung dịch NaCl có xảy ra ăn mòn điện hoá học.
B. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ.
C. Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O.
D. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong cồn 96o.
Câu 53: Nước chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng vĩnh cửu?
A. Ca2+, Mg2+ và HCO3-. B. Na+, K+, Cl- và SO42-.
C. Ca2+, Mg2+, Cl- và HCO3-. D. Ca2+, Mg2+, Cl- và SO42-.
Câu 54: Dung dịch nào sau đây hòa tan hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 có thoát ra khí?
A. HNO3 loãng. B. H2SO4 loãng. C. CH3COOH. D. HCl loãng.
Câu 55: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 7,2 gam bột FeO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,0. B. 10,0. C. 7,2. D. 15,0.
Câu 56: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là
A. 0,60 gam. B. 0,90 gam. C. 0,42 gam. D. 0,42 gam.
Câu 57:Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đung nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacon làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất X là
A. ancol metylic. B. etyl axetat. C. anđehit axetic. D. ancol etylic.
Câu 58:Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đimetylamin có công thức CH3CH2NH2.
B. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.
C. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.
D. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
Câu 59: Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a (mol/l) với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag ( H=80%). Giá trị của a là
A. 1,0 B. 1,25. C. 2,5. D. 0,8.
Câu 60: Thủy phân hoàn toàn 9,24 gam pentapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các α – amino axit có cùng công thức dạng H2NCnH2nCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 12,88 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 9,24 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 13,96. B. 12,98. C. 14,33. D. 12,89.
Câu 61:Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Na+, K+, OH-, HCO3- B. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+
C. K+, Ba2+, OH-, Cl- D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32
Câu 62: X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, trong nước nóng từ 65oC trở lên, chuyển thành dung dịch keo nhớt. Nhỏ vài giọt dung dịch chứa chất Y vào dung dịch keo nhớt trên thấy xuất hiện màu xanh tím. Chất X và Y lần lượt là
A. tinh bột và Br2. B. tinh bột và I2. C. xenlulozơ và I2. D. glucozơ và Br2.
Câu 63: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.
(b) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.
(c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.
(d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.
(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 65: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
---Để xem tiếp nội dung Đề thi KSCL lần 1 môn Hóa học 12 năm 2020-2021 Trường THPT Phan Đăng Lưu, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi KSCL lần 1 môn Hóa học 12 năm 2020-2021 Trường THPT Phan Đăng Lưu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !