TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU | KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12 LẦN II ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. |
Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích ảnh hưởng của phân bố dân cư đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Câu 2 (2,0 điểm).
a. Giải thích nguyên nhân của các thiên tai thường xảy ra ở khu vực Đông Nam Á.
b. Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nước ta và các nước trên thế giới liên quan đến vấn đề nào? Cho biết nguyên nhân của vấn đề đó? Theo em chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với tình trạng này?
Câu 3 (2,0 điểm). Phân tích tác động của gió mùa mùa hạ đến khí hậu nước ta. Tại sao mùa mưa ở Trung Bộ không bắt đầu từ đầu mùa hạ như ở Bắc Bộ và Nam Bộ
Câu 4 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.
Câu 5 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy :
a. Xác định những nơi có lượng mưa lớn nhất (>3000mm/năm), những nơi có lượng mưa nhỏ nhất (<800mm/năm) và giải thích.
b. Kể tên các kiểu hệ sinh thái ở vùng ven biển nước ta. Tại sao hệ sinh thái rừng ngập mặn của nước ta hiện nay bị suy giảm?
Câu 6 (2,0 điểm). So sánh dạng địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ở nước ta.
Câu 7 (2,0 điểm). Độ cao địa hình ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm thổ nhưỡng nước ta.
Câu 8 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh tính chất bất đối xứng của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam và nêu tác động đến thủy chế sông của vùng.
Câu 9 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Dân số và sự gia tăng dân số của Trung Quốc thời kì 1970 – 2004
Năm | 1970 | 1997 | 1999 | 2004 |
Số dân (triệu người) | 776 | 1236 | 1259 | 1299 |
Gia tăng dân số tự nhiên (%) | 2,58 | 1,06 | 0,87 | 0,59 |
a. Chọn dạng biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình dân số và sự gia tăng dân số của Trung Quốc thời kì 1970 – 2004
b. Nhận xét giải thích tại sao gia tăng tự nhiên của Trung Quốc giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
Câu 10 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: mm)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
8 |
9 | 10 | 11 | 12 |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Hà Nội | 18,6 | 26,2 | 43,8 | 90,1 | 188,5 | 230,9 | 288,2 | 318,0 | 265,4 | 130,7 | 43,4 | 23,4 |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
TP. Hồ Chí Minh | 13,8 | 4,1 | 10,5 | 50,4 | 218,4 | 311,7 | 293,7 | 269,8 | 327,1 | 266,7 | 116,5 | 48,3 |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) |
So sánh sự khác biệt và giải thích về đặc điểm mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
==== HẾT ====
Chú ý: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam của nhà xuất bản giáo dục.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh ................................................................ SBD ....................
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG NĂM 2019-2020
Lưu ý chung:
- Nếu thí sinh làm cách khác mà đảm bảo đúng kiến thức, lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tương đương.
- Thí sinh có cách làm hay có thể thưởng điểm nhưng tổng điểm không vượt quá số điểm của câu.
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Phân tích ảnh hưởng của phân bố dân cư đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. | 2,0 |
| - Dân cư là lực lượng sản xuất đồng thời cũng là thị trường của các ngành dịch vụ (phân tích) à Đông dân cư, dịch vụ phát triển - Số dân, cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính ảnh hưởng tới quy mô, nhịp điệu và cơ cấu ngành dịch vụ; ảnh hưởng đến sự phân bố, tổ chức các trung tâm dịch vụ (phân tích) - Truyền thống, phong tục tập quán ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ (phân tích) - Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua, nhu cầu dịch vụ (phân tích) (Không phân tích chỉ cho tối đa 1,5đ) | 0,5
0,5
0,5
0,5 |
Câu 2 | a. Giải thích các thiên tai ở Đông Nam Á | 1,0 |
- Do Đông Nam Á nằm kề sát “vành đai núi lửa Thái Bình Dương”, là khu vực vỏ Trái Đất không ổn định, thường xảy ra các vận động kiến tạo sinh ra động đất, núi lửa. - Đông Nam Á là khu vực gió mùa hoạt động điển hình nhất thế giới, là nơi hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, sinh ra áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt. |
0,5
0,5 | |
b. Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nước ta và các nước trên thế giới liên quan đến vấn đề nào? Cho biết nguyên nhân của vấn đề đó? Theo em chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với tình trạng này? | 1,0 | |
Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng có liên quan đến: Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. - Nguyên nhân: do khí thải (CO2) trong các hoạt động sản xuất (nhất là công nghiệp, giao thông vận tải) và sinh hoạt của con người tăng đáng kể. - Để ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta cần: + Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác (Dẫn chứng). + Cần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh trồng cây xanh,… |
0,25 0,25
0,25 0,25 | |
Câu 3 | {-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 3 của Đề thi KSCL HSG môn Địa lý lớp 12 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} | |
Câu 4. | Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. | 2,0 |
| - Mạng lưới sông ngòi dày đặc: + Đặc điểm: Nhiều sông, có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sông. Phần lớn sông ngòi nước ta đều nhỏ, ngắn, dốc. + Nguyên nhân: Mạng lưới sông dày đặc do có lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi và bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn. Lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông đều ngắn, dốc và bắt nguồn từ vùng đồi núi phía tây đổ ra các đồng bằng ven biển phía đông. - Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa: + Đặc điểm: Sông ngòi nước ta nhiều nước (dẫn chứng), giàu phù sa (dẫn chứng) + Nguyên nhân: Do nước ta có lượng mưa lớn, lại nhận được một lượng nước lớn từ lưu vực bên ngoài lãnh thổ. Hệ số bào mòn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. - Thủy chế thay đổi theo mùa: + Đặc điểm: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. + Nguyên nhân: Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa. Tính thật thường trong mùa mưa quy định tính thất thường của chế độ dòng chảy. Chế độ lũ và thời gian lũ ngoài ảnh hưởng của chế độ mưa còn chịu sự chi phối của hình thái mạng lưới sông. Các sông lớn là hợp lưu của nhiều con sông, khi mưa to lũ lên nhanh rút chậm diện tích bị ngập lớn. - Hướng sông: + Đặc điểm: Tuyệt đại bộ phận sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và tất cả các sông đều đổ ra biển Đông. + Nguyên nhân: Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ bắc xuống đông nam. Tất cả các sông đều đổ nước ra biển đông trừ Kì Cùng - Bằng Giang. |
0,25
0,25
0,25 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
Câu 5 | a. Xác định những nơi có lượng mưa lớn nhất (>3000mm/năm), những nơi có lượng mưa nhỏ nhất(<800mm/năm) và giải thích. | 1,0 |
| - Lượng mưa khoảng >3000mm ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, Bắc Quang (Hà Giang), Hoàng Liên Sơn…do đây là những vùng địa hình cao đón gió nhất là gió mùa Tây Nam và ảnh hưởng mạnh của dải hội tụ nhiệt đới. - Lượng mưa dưới 800mm ở Ninh Thuận, Bình Thuận do nằm ở vùng khuất gió, song song với hướng gió và còn chịu tác động của chồi nước lạnh ven biển | 0,5
0,5 |
b | Kể tên các kiểu hệ sinh thái ở vùng ven biển nước ta. Tại sao hệ sinh thái rừng ngập mặn của nước ta hiện nay bị suy giảm? | 1,0 |
| -Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. +Biển Đông mang lại cho nước ta rừng ngập mặn lớn thứ 2 của thế giới (diện tích: 450.000 ha) năng suất sinh học cao, đặc biệt là rừng nước lợ. +Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn rất phong phú, đa dạng +HST rừng trên các đảo rất đặc sắc… - Giải thích: Do chuyển đổi mục đích nuôi tôm, cá và cháy rừng, biến đổi khí hậu.... | 0,25
0,25 0,25
0,25 |
Câu 6
| So sánh dạng địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ở nước ta | 2,0 |
{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 6 của Đề thi KSCL HSG môn Địa lý lớp 12 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} | ||
Câu 7 | Độ cao địa hình ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm thổ nhưỡng nước ta. | 2,0 |
| - Khái quát độ cao địa hình nước ta: đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp(<1000m chiếm 85%), núi trung bình chiếm 14% và cao>2000m chiếm 1% - Độ cao địa hình đã tác động đến sự phân hóa các loại đất theo đai cao + Ở độ cao >600,700m ở miền Bắc và >1000m ở miền Nam phổ biến đất phù sa (24%) và đất feralit (60%) +Từ 600,700 m đến 1600, 1700m là đất feralit có mùn, đến độ cao <2600 là đất mùn (quá trình feralit yếu) + Trên 2600m là đất mùn thô - Độ cao <1000 chiếm ưu thế nên quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta - Địa hình cao, có độ dốc lớn nên đất dễ bị suy thoái, nhất là khu vực mất lớp phủ thực vật. | 0,5
0,25
0,25
0,25 0,5
0,25 |
Câu 8 | Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh tính chất bất đối xứng của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam và nêu tác động đến thủy chế sông của vùng. | 2,0 |
| - Khái quát phạm vi của vùng: từ phía nam dãy Bạch Mã vào nam, gồm các khối núi và cao nguyên - Chứng minh: + Sườn Đông là các khối núi Kon Tum và khối núi cực NamTrung Bộ cao đồ sộ, nhiều đỉnh vượt 2000m, nghiêng về phía biển, sườn dốc, chênh vênh, nhiều nhánh núi ăn lan, đâm ra sát biển.... + Sườn Tây: độ cao thấp hơn, gồm các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng, có sự phân bậc ở các độ cao 500-800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi thấp... - Tác động đến thủy chế của sông: sườn Đông có lũ vào thu - đông, lũ tiểu mãn vào đầu mùa hạ, mùa lũ ngắn hơn. Sườn Tây có lũ vào mùa hạ, mùa lũ dài hơn. | 0,5
0,5
0,5
0,5 |
Câu 9 | a. Chọn biểu đồ kết hợp cột và đường (số dân là cột, tỉ lệ gia tăng dân số là đường | 0,5 |
| b. Nhận xét, giải thích | 1,5 |
| - Trong thời kì 1970 – 2004, số dân Trung Quốc có sự gia tăng cao mặc dù gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần. - Số dân liên tục tăng từ 776 triệu người năm 1970 lên 1299 triệu người năm 2004, tăng 532 triệu người trong vòng 34 năm, gấp 1,67 lần - Gia tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm từ 2,58% (1970) xuống còn 0,59 % (2004), giảm 1,99%. Tỉ lệ gia tăng dân số bắt đầu giảm mạnh trong giai đoạn 1970 – 1997. * Giải thích - Dân số TQ có sự tăng nhanh do quy mô dân số đông, tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ cao, chính sách dân số chưa áp dụng triệt để trong thời kì trước. - Những năm gần đây, khi thực hiện chính sách dân số triệt để, tốc độ tăng dân số giảm mạnh chỉ còn 0,59 %, mỗi năm tăng thêm hơn 8 triệu người do quy mô dân số TQ lớn, mức gia tăng vẫn ở mức dương nên dân số Trung Quốc vẫn tăng nhanh. |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5 |
Câu10 | {-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 10 của Đề thi KSCL HSG môn Địa lý lớp 12 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} | |
TỔNG | 1+2+.....+10 | 10 |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !