TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
TỔ: LÝ – KTCN
ÐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC NĂM 2019-2020
Môn thi : VẬT LÝ 12 – (Thời gian làm bài : 50 phút)
Câu 1:Trong một thí nghiệm đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc kết quả đo được λ = 0,526 mm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng có màu
A. đỏ. B. lục. C. vàng. D. tím.
Câu 2: Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 mm. Chiếu vào tấm đồng chùm bức xạ đơn sắc nào sau đây thì không gây ra hiện tượng quang điện ?
A. 0,10 mm. B. 0,15 mm.
C. 0,20 mm. D. 0,35 mm.
Câu 3: Trong phóng xạ b- hạt nhân \(_{\rm{Z}}^{\rm{A}}{\rm{X}}\) biến thành hạt nhân \(_{{\rm{Z'}}}^{{\rm{A'}}}{\rm{Y}}\) thì
A. Z’ = (Z + 1); A’ = A. B. Z’ = (Z + 1); A’ = (A + 1).
C. Z’ = (Z - 1); A’ = (A - 1). D. Z’ = (Z - 1); A’ = A.
Câu 4: Với mo là khối lượng chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại ở thời điểm t, λ là hằng số phóng xạ, biểu thức của định luật phóng xạ là
A. m = mo.e-λt. B. m = mo.eλt.
C. mo = m.e-λt. D. mo = 0,5m.eλt.
Câu 5: Trong không khí điện tích điểm Q đặt tại A gây ra cường độ điện trường E tại M(MA = a), tại N(NA = b) có cường độ điện trường 2E thì
A. a = 4b. B. a = 2b.
C. a = \(\sqrt 2 \)b. D. a = b.
Câu 6: Một con lắc lò xo có khối lượng m, độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tốc độ góc w; chu kỳ T. Công thức liện hệ nào sau đây đúng ?
A. k = m\({\omega ^2}\) B. \(\omega = {\sqrt {\frac{m}{k}} _{}}\)
C. \(T = 2\pi {\sqrt {\frac{k}{m}} _{}}\) D. \(k = 2\pi {\sqrt {\frac{m}{T}} _{}}\)
Câu 7: Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g, cơ năng E. Khi biên độ góc của con lắc giảm 2 lần thì cơ năng của nó là
A. 2E. B. 0,25E.
C. 0,5E. D. 4E.
Câu 8: Con lắc lò xo dao động với phương trình x = 10cos(20t +\(\frac{\pi }{3}\) ) cm. Li độ lúc t = 0 bằng
A. 2,5 cm. B. 10 cm.
C. 5 cm. D. 7,5 cm.
Câu 9: Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 320 m/s và 1520 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ
A. giảm 4,75 lần. B. tăng 4,75 lần.
C. giảm 2,375 lần. D. tăng 2,375 lần.
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng ? Dòng điện xoay chiều là dòng điện có
A. cường độ biến đổi theo thời gian. B. đổi chiều theo thời gian.
C. cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian. D. cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.
Câu 11: Một mạch điện AB gồm tụ C nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có tần số \(\omega = \frac{2}{{\sqrt {LC} }}\). Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Điện áp hai đầu đoạn mạch sớm pha so dòng điện một góc 0,5π.
B. Điện áp hai đầu đoạn mạch trễ pha so dòng điện một góc 0,5π.
C. Điện áp hai đầu đoạn mạch sớm pha so dòng điện một góc 0,25π.
D. Điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với dòng điện.
Câu 12: Một mạch dao động LC lý tưởng đang dao động với chu kỳ T. Người ta thay tụ C bằng tụ C’ = 0,25C, chu kỳ dao động của mạch là
- 0,25T. B. 0,5T. C. 2T. D. 4T.
Câu 13:Khi đi qua lớp kính cửa sổ, tia sáng của mặt trời không bị tán sắc thành các tia đơn sắc vì
A. các tia đơn sắc chồng chất lên nhau, tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng.
B. kính cửa sổ là loại thuỷ tinh không tán sắc ánh sáng.
C. ánh sáng ngoài trời là những sóng ánh sáng không bị tán sắc.
D. kính cửa sổ không phải là lăng kính nên không tán sắc ánh sáng.
Câu 14: Đặc điểm của quang phổ liên tục là
A. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
B. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
D. nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía bước sóng dài của quang phổ liên tục.
Câu 15: Cường độ dòng điện acquy có thể cung cấp liên tục trong 10 h là 1,2 A thì nó sản ra một công là 518,4 kJ. Suất điện động của acquy là
A. 9 V. B. 6 V.
C. 12 V. D. 24 V.
Câu 16: Sự việc nào dưới đây có ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần?
A. Soi mặt bằng gương phẳng. B. Soi mặt bằng mặt nước.
C. Nội soi dạ dày bệnh nhân. D. Chụp x quang.
Câu 17: Một điện tích điểm q > 0, đang chuyển động với tốc độ v = 106 m/s thì lọt vào từ trường đều theo phương ngang có B = 0,5 T và \({\rm{\vec B}}\) vuông góc với \({\rm{\vec v}}\) như hình vẽ. Để quĩ đạo của điện tích là đường thẳng khi chuyển động trong từ trường, thì trong vùng từ trường phải thiết lập thêm một điện trường đều có
A. phương thẳng đứng, hướng lên với E = 5.103 V/cm.
B. phương thẳng đứng, hướng xuống với E = 5.105 V/m.
C. phương ngang, hướng sang phải với E = 5.103 V/cm.
D. phương ngang, hướng sang trái với E = 5.105 V/m.
Câu 18: Con lắc lò xo dao động với tần số f = 4 Hz. Động năng và thế năng của nó biến thiên tuần hoàn với chu kỳ
A. 0,25 s. B. 0,125 s.
C. 0,2 s. D. 0,5 s.
Câu 19: Trong bài thực hành đo tốc độ truyền âm trong không khí tại phòng thí nghiệm với nguồn âm là âm thoa có tần số f = (440\(\pm 10)\) Hz, một học sinh đo được bước sóng của âm \(\lambda = (75,0 \pm 0,50)\) cm. Tốc độ truyền âm tính được là
A. v = \((330 \pm 0,2)\) m/s. B. v = \((365 \pm 9,7)\) m/s.
C. v = \((365 \pm 9,5)\) m/s. D. v = \((330 \pm 9,7)\) m/s.
Câu 20: Một mạch điện gồm R = 60 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = \(\frac{2}{{5\pi }}\)H và tụ điện có điện dung C = \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\)F mắc nối tiếp, biết f = 50 Hz. Tổng trở của mạch, độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và dòng điện qua mạch là
A. 60\(\sqrt 2 \) Ω; \(\frac{\pi }{4}\)rad. B. 60\(\sqrt 2 \) Ω; - \(\frac{\pi }{4}\) rad.
C. 60 Ω; \(\frac{\pi }{4}\) rad. D. 60 Ω; - \(\frac{\pi }{4}\) rad.
Câu 21: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện 0,375 mm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có tần số
A. 1,5.1015 Hz. B. 8.1013 Hz.
C. 1015 Hz. D. 12.1014 Hz.
Câu 22: Biết bán kính Bo là 5,3.10-11 m. Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích thứ 2, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là
A. 84,8.10-11 m. B. 5,3.10-11 m.
C. 21,2.10-11 m. D. 47,7.10-11 m.
Câu 23: Theo thuyết tương đối của Anhxtanh, một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ thì có vận tốc (tính theo vận tốc ánh sáng trong chân không c) là
A. v =\(\frac{c}{2}\) . B. v =\(\frac{{\sqrt 3 }}{2}c\) .
C. v =\(\frac{{\sqrt 2 }}{2}c\) . D. v = c.
Câu 24: Một hạt nhân có độ hụt khối là Dm, số khối là A sẽ càng bền vững nếu có
A. số nơtron càng lớn. B. số nuclôn càng lớn.
C. năng lượng liên kết càng lớn. D. tỉ số Dm/A càng lớn.
Câu 25: Cho biết hạt nhân đơtêri \({}_1^2D\) có khối lượng mD = 2,0136u. Cho khối lượng của proton, notron lần lượt là mp = 1,007276u, mn= 1,008665u. Độ hụt khối của đơtêri là
A. 2,341.10-3u. B. 2,341.10-4u.
C. 2,341.10-5u. D. 2,341.10-2u.
Câu 26: Có ba con lắc đơn cùng chiều dài cùng khối lượng cùng được treo trong điện trường đều có E thẳng đứng. Con lắc thứ nhất và thứ hai tích điện q1 và q2, con lắc thứ ba không tích điện. Chu kỳ dao động biên độ nhỏ của chúng lần lượt là \({{\rm{T}}_{\rm{1}}}{\rm{; }}{{\rm{T}}_{\rm{2}}}{\rm{; }}{{\rm{T}}_{\rm{3}}}\) có \({{\rm{T}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{3}}}{{\rm{T}}_{\rm{3}}}{\rm{; }}{{\rm{T}}_{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{5}}}{{\rm{3}}}{{\rm{T}}_{\rm{3}}}\). Tỉ số \(\frac{{{{\rm{q}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{q}}_{\rm{2}}}}}\) là
A. 8. B. 12,5.
C. -12,5. D. -8.
Câu 27: Từ thông qua mỗi vòng dây dẫn của một máy phát điện xoay chiều một pha có biểu thức \({\rm{\Phi = }}\frac{{\rm{2}}}{{\rm{\pi }}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 2}}}}{\rm{cos(100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{3}}}{\rm{)}}\)Wb. Với stato có 4 cuộn dây nối tiếp, mỗi cuộn có 25 vòng, biểu thức của suất điện động xuất hiện trong máy phát là
A. \({\rm{e = 2sin(100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{3}}}{\rm{)}}\) V. B. \({\rm{e = 200sin(100\pi t - }}\frac{{{\rm{2\pi }}}}{{\rm{3}}}{\rm{)}}\) V.
C. \({\rm{e = 2sin(100\pi t + }}\frac{{{\rm{2\pi }}}}{{\rm{3}}}{\rm{)}}\) V. D. \({\rm{e = 200sin(100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{3}}}{\rm{)}}\)V.
Câu 28: Một mạch dao động LC lý tưởng, trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện cực đại qua mạch là I0, điện tích cực đại trên bản tụ là Q0. Hệ thức liên hệ nào sau đây là đúng ?
A. \({{\rm{I}}_{\rm{0}}}{\rm{ = }}{{\rm{Q}}_{\rm{0}}}\sqrt {\frac{{\rm{C}}}{{\rm{L}}}} \). B. \({{\rm{I}}_{\rm{0}}}{\rm{ = }}{{\rm{Q}}_{\rm{0}}}\sqrt {\frac{{\rm{L}}}{{\rm{C}}}} \).
C. \({{\rm{I}}_{\rm{0}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{Q}}_{\rm{0}}}}}{{\sqrt {{\rm{LC}}} }}\). D. \({{\rm{I}}_{\rm{0}}}{\rm{ = }}{{\rm{Q}}_{\rm{0}}}\sqrt {{\rm{LC}}} \).
Câu 29: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I âng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 0,75 mm, khoảng cách giữa hai khe 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liền kề là
A. 0,75 mm. B. 1,5 mm.
C. 0,375 mm. D. 0,1875 mm.
Câu 30: Một con lắc đơn có chiều dài l dao động với biên độ nhỏ, chu kì dao động là T = 2 s. Trên đường thẳng đứng qua điểm treo O và cách O về phía dưới 36 cm, đóng một đinh nhỏ O’. Khi dao động, dây treo của con lắc bị vướng ở O’ trong chuyển động sang trái của vị trí cân bằng nhưng không bị ảnh hưởng trong chuyển động sang phải của vị trí này. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động của con lắc mới là
A. 2,8 s. B. 0,8 s. C. 0,9 s. D. 1,8 s.
Câu 31: Một ống trụ có chiều dài 1 m. Ở một đầu ống có một pittông dịch chuyển được để điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660 Hz ở gần đầu hở của ống. Vận tốc truyền âm trong không khí bằng 330 m/s. Chiều dài cột khí trong ống có giá trị nào để trong ống có sóng dừng ? Cho rằng khi có sóng dừng thì đầu hở của ống là một bụng sóng.
A. 0,5 m. B. 0,125 m.
C. 0,25 m. D. 0,75 m.
...
---Để xem nội dung từ câu 32-40, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi Khảo sát năng lực môn Vật lý 12 năm 2020 trường THPT Trần Quốc Tuấn có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý có đáp án trường THPT Lý Thường Kiệt
-
Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý có đáp án trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông
Chúc các em học tốt