Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Yên Lạc 2

     SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                                                          ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

    TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2                                                                       NĂM HỌC: 2019- 2020

                                                                                                                       MÔN: NGỮ VĂN 12

Câu 1 (6,0 điểm)

Tôi hỏi đất:
- Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau,
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
                                                                                                                                                  (Hỏi - Hữu Thỉnh)

Từ ý thơ trên, trình bày suy nghĩ của anh /chị về những bài học trong cách sống của con người.
Câu 2 (14,0 điểm)
Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, hãy làm rõ quan niệm nghệ thuật của Mác-xen Pruxt.

............HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

Yêu cầu về kĩ năng trình bày:
Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 03 lỗi dùng từ, diễn đạt…

Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

1. Giải thích nội dung ý thơ

Từ sự nhận thức về phương thức tồn tại của tự nhiên (đất, nước, cỏ), nhà thơ thể hiện nỗi trăn trở, chiêm nghiệm, day dứt về lẽ sống của con người trước cuộc đời.

Phương thức tồn tại của tự nhiên

  • Phương thức tồn tại của đất: tôn cao nhau - Là cách tồn tại trong sự bổ sung, bồi đắp lẫn nhau.
  • Phương thức tồn tại của nước: làm đầy nhau - Là cách tồn tại trong sự san sẻ, cảm thông với nhau.
  • Phương thức tồn tại của cỏ: đan vào nhau - Là cách tồn tại trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

=> Đó là cách diễn đạt hình ảnh để khẳng định một phương châm sống cao đẹp, luôn bồi đắp, tôn vinh, chia sẻ và gắn bó với nhau trong cuộc sống. Đó là cách sống cao thượng, vượt lên trên cái tôi cá nhân ích kỉ đời thường để hướng tới một lẽ sống lớn lao, đích thực.

2. Những bài học về cách sống của con người

Cần phải xác định một phương châm sống cao đẹp

  • Trong cuộc sống, cần phải học cách hi sinh và dâng hiến.
  • Cần phải sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông.
  •  Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người.
  • Phải áp dụng phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí, tránh những sự hi sinh mù quáng, sự sẻ chia không đúng chỗ, nhắm mắt làm ngơ trước hành vi tội lỗi của người khác, gây bè kết phái với mục đích không trong sáng…

Liên hệ bản thân

  • Học sinh cần phải luôn học hỏi nâng cao, trau dồi nhận thức để có một phương châm sống cao đẹp.
  • Cần phải vận dụng phương châm sống một cách linh động và phù hợp trong thực tiễn, tránh áp dụng một cách máy móc, khô cứng.

Câu 2:

Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...
     
  • Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

Giới thiệu được vấn đề nghị luận và truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Giải thích và bàn luận ý kiến
Giải thích từ ngữ

  • “Cuộc thám hiểm thực sự”: Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ và đầy bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực.
  •  “Vùng đất mới”: Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề tài mới).
  • “Đôi mắt mới”: Cái nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới mẻ.

=>Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống.
Bàn luận

  • Để tạo nên tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và phải biết lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ giống như “cuộc thám hiểm thực sự”. Nếu dấn thân vào“vùng đất mới” mà nhà văn không có cách nhìn, cách cảm thụ đời sống mới mẻ thì cũng không thể tạo nên tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực.
  • Dù viết về đề tài đã cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện, nhà văn vẫn thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc.
  •  Nếu nhà văn có “đôi mắt mới”, biết nhìn nhận con người và đời sống giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một “vùng đất mới”, thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác.
  • Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo nhà văn phải bám sát vào hiện thực đời sống; trau dồi tài năng, bản lĩnh (sự tinh tế, sắc sảo...); bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời...); xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ.
    (Trong quá trình bàn luận có thể lấy dẫn chứng minh họa)

                  -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Yên Lạc 2. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?