Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 12 - Sở GD&ĐT Ninh Bình

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH                                                                                    ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

                                   NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                               MÔN: NGỮ VĂN 11

Câu 1 (8,0 điểm)

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

– Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

 – Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt ngày đêm chưa?

– Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

– Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

– Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

(Trần Hoài Dương)

Bài học cuộc sống mà anh (chị) tâm đắc nhất từ câu chuyện trên? 

Câu 2 (12,0 điểm)

Bàn về truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: “Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc”, còn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”.

Anh (chị) hiểu như thế nào về những ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ thông qua một số truyện ngắn đặc sắc.

 

...............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

Câu 1:

1. Yêu cầu về kỹ năng

Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ nhận thức của mình về một bài học cuộc sống được rút ra từ câu chuyện. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận

b. Giải quyết vấn đề

Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện

Cuộc trò chuyện giữa chim sâu, chiếc lá và hoa: Chim sâu thấy chiếc lá nhỏ nhoi bình thường lại được hoa rất biết ơn; chim sâu cứ tưởng chiếc lá đã đôi lần biến thành hoa, thành quả, thành ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người … nhưng không, cả đời chiếc lá vẫn là chiếc lá như thế, giản đơn, bình thường nhưng đã sống một cuộc sống có ý nghĩa.

Câu chuyện chứa đựng nhiều bài học cuộc sống sâu sắc:

  • Bài học 1: Mỗi con người trong cuộc đời đều đảm nhận một thiên chức thiêng liêng. Chúng ta cần ý thức về cái tôi cá nhân, về giá trị của bản thân mình. Mỗi người phải biết sống khiêm tốn, thầm lặng cống hiến để cho cuộc đời có ý nghĩa.
  • Bài học 2: Giá trị của con người thực chất lại kết tinh ở những điều vô cùng bình thường, giản dị.
  • Bài học 3: Cuộc sống là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Giống như bông hoa phải đặt cạnh chiếc lá, chiếc lá tôn vinh nét đẹp của bông hoa. Cái tôi phải đặt trong cái ta, cái ta là sự tổng hòa của những cái tôi nhỏ bé. Chỉ có như vậy cuộc sống mới trở nên tốt đẹp, có ý nghĩa.
  • Bài học 4: Cần phải tri ân với những con người nhỏ bé, bình thường nhưng đã lặng lẽ hy sinh để làm nên mùa xuân cuộc đời và sự sống bất tận.

Bàn luận về một bài học tâm đắc nhất

Giải thích ngắn gọn bài học.

Chứng minh: Lý lẽ sắc sảo, thuyết phục.

Dẫn chứng:

  • Từ thực tế đời sống.
  • Danh ngôn, những bài học ý nghĩa.

Bình luận:

  • Khẳng định lại bài học.
  • Nêu phản đề (nếu có)
  • Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (thí sinh cần liên hệ với những trải nghiệm của chính mình trong cuộc sống để rút ra những bài học cho việc hoàn thiện nhân cách)

c. Kết thúc vấn đề

Câu 2:

1. Yêu cầu về kỹ năng

Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc, kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở nắm vững đặc trưng của thể loại truyện ngắn và kiến thức về một số truyện ngắn đã học và đọc thêm, thí sinh có thể trình bày bài viết theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận

b. Giải quyết vấn đề

Giải thích

Ý kiến của Trương Hiền Lương và Truman Capote đều là những định nghĩa sâu sắc, độc đáo về truyện ngắn:

“Nước hoa quả cô đặc” (Trương Hiền Lương): dung lượng ít nhưng lại tinh túy -> Truyện ngắn tập trung vào khoảnh khắc mà ý nghĩa cuộc sống đậm đặc nhất, tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng có khả năng khái quát cao về hiện thực.

“Tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài” (Truman Capote):

  • Bề sâu của đời sống, bề sâu tư tưởng và tấm lòng của nhà văn (chiêm nghiệm về hiện thực, tấm lòng nhân đạo)
  • Bề sâu về tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ (nhà văn phải dồn nén tư tưởng trong những tình huống truyện đặc sắc, hình tượng nhân vật độc đáo, chi tiết nhỏ như giọt nước mà qua đó ta thấy cả đại dương…). Thể loại này đòi hỏi nhiều công phu sáng tạo của người cầm bút.

=> Cả hai ý kiến tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều nêu lên đặc trưng của thể loại truyện ngắn.

Lí giải: Xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyện ngắn:

  • Sự giới hạn về dung lượng.
  • Thường chỉ xoay quanh một tình huống độc đáo, khắc họa một khoảnh khắc nhân sinh, một lát cắt hiện thực.
  • Có ít nhân vật, ít sự kiện.
  • Kết cấu thường không phức tạp, cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế.
  • Chứa những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.

=>Tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng truyện ngắn có những phẩm chất thẩm mĩ đặc trưng, kết tinh nhiều giá trị nhân sinh sâu sắc.

           -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Sở GD&ĐT Ninh Bình. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?