Đề thi HSG môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đồng Văn có đáp án

TRƯỜNG THCS ĐỒNG VĂN

KỲ THI THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HSG

NĂM HỌC 2019 – 2020

 

ĐỀ CHÍNH THỨC


Môn thi: SINH HỌC LỚP 8

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (4,5 điểm)

            a) Các tế bào bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

            b) Vì sao tim ở người bình thường hoạt động suốt đời mà không bị mỏi mệt?

Câu 2. (3,0 điểm)

            a) Phản xạ là gì? Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.

            b) Nêu sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật (ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại).

Câu 3 (4,5 điểm).

a.  Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người?

b. Một bệnh nhân bị hở van tim (Van nhĩ thất đóng không kín):

  • Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Vì sao?
  • Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao?
  • Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao?
  • Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?

c. Căn cứ vào đâu mà nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho mà nhóm máu AB chuyên nhận? Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không?

Câu 4. (4,0 điểm).

            a) Cho các sơ đồ chuyển hoá sau:

            - Tinh bột => Mantozo

            - Mantozo => Glucozo

            - Protein chuỗi dài => protein chuỗi ngắn

            - Lipit => Axit béo và glixerin

            Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hoá trên xảy ra ở bộ phận nào của ống tiêu hoá?

            b) Trình bày cấu tạo ruột non ở người phù hợp với chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng?

Câu 5. (5,0 điểm).

               a) Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.

b) Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?

- Hết -

Họ và tên thí sinh: .............................................. Số báo danh: ..................

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Môn thi: Sinh học lớp 8

Câu

Đáp án

Điểm

1

 

4.5

a

Khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu đã lần lượt tạo ra các hàng rào bảo vệ cơ thể như sau:

- Sự thực bào: bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng. Tham gia thực bào có đại thực bào và bạch cầu trung tính.

- Tế bào B: Tiết các kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên vi khuẩn.

- Tế bào T: Nhận diện và tiếp xúc tế bào nhiễm bệnh, huy động các phân tử protein đặc hiệu phá hủy tế bào nhiễm bệnh.

 

 

0.75

 

 

0.75

 

0.75

b

Vì tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì kéo dài trong 0,8 giây gồm có 3 pha:

- Pha nhĩ co: Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,3 giây.

- Pha thất co: Tâm thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,1 giây.

- Pha dãn chung: Cả tâm thất và tâm nhĩ đều nghỉ 0,4 giây.

=> Thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian làm việc, nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi mệt.

0.5

 

0.5

0.5

0.5

0.25

2

 

3.0

a

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.

- Ví dụ: Tay chạm vào cốc nước nóng thì rụt tay lại.

- Phân tích đường đi: Các tế bào thụ cảm ở tay tiếp nhận kích thích, biến thành xung thần kinh theo dây hướng tâm, qua trung ương thần kinh, qua dây li tâm đến cơ quan phản ứng là bắp cơ , làm cơ co nên tay ta rụt lại.

0.5

 

0.5

 

1.0

b

- Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh.

- Ở thực vật không có hệ thần kinh nên được gọi là hiện tượng cảm ứng.

0.5

0.5

3

 

4.5

a

  • Do cơ quanh thành tĩnh mạch co lại ép vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có van giúp máu chảy được về tim
  • Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực và do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim.

0.50

 

0.50

b

  • Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan.
  • Lượng máu bơm mỗi chu kỳ sẽ giảm vì 1 phần quay ngược trở lại tâm nhĩ
  • Thời gian đầu nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi về sau suy tim nên huyết áp giảm.
  • Hở van tim gây suy tim do phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

0.25

0.25

0.50   0.50

c

  • Khi truyền máu người ta căn cứ vào kháng nguyên của hồng cầu người cho và kháng thể trong huyết tương người nhận.
  • Nhóm máu O trên hồng cầu không có kháng nguyên nên nó không gây kết dính với bất cứ kháng thể của huyết tương người nhận nào.
  • Nhóm máu A B trên hồng cầu của chúng có cả kháng nguyên A và B nên nó gây kết dính với tất cả các kháng thể có trong huyết tương các nhóm máu còn lại ngoại trừ nó.
  • Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O vì:

+ Máu mẹ và máu con không tiếp xúc với nhau.

+ Trao đổi chất được thực hiện qua màng mao mạch của mẹ và của con tại nhau thai.

0.50

0.25

 

0.25

0.50

0.25

0.25

{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 4,5 của Đề thi HSG môn Sinh 8 năm học 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề thi HSG môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đồng Văn có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?