UBND HUYỆN TIÊN LÃNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2019-2020
Môn: SINH HỌC 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu1 (1 điểm)
a/Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, rút ra tính thống nhất.
b/
- Nguy cơ có thai ở vị tuổi thành niên .
- Nêu tác nhân gây bệnh, cách lây truyền và tác hại của bệnh giang mai và bệnh lậu.
Câu 2 (1 điểm)
a/ Giải thích vì sao khi đến tuổi trưởng thành cơ thể không cao thêm được nữa?.
b/ Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em cần làm gì để sơ cứu và bang bó cho người đó?
Câu 3 (1,5 điểm)
a/ Bốn người có 4 nhóm máu khác nhau, Ba nhận được máu của Lan và Hường không xảy ra tai biến, lấy máu của Hường truyền cho Lan hoặc lấy máu của Nam truyền cho hường thì xảy ra tai biến. Hãy biện luận để tìm ra nhóm máu của mỗi người.
b/ Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay đổi không? Giải thích? Từ đó đề ra các biện pháp hạn chến bệnh hẹp hoặc hở van tim.
Câu 4 (1,5 điểm)
a/ Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
b/ Phân tích sự tăng cường hoạt động của cơ thể làm thay đổi hoạt động của hô hấp.
Câu 5 (1 điểm)
a/ Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào?
b/ Giải thích thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết bằng cách vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh.
Câu 6 (1,5 điểm)
a/ Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ: nhai kỹ no lâu.
b/ Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của da.
Câu 7 (1,5 điểm)
a/ Phân tích khi trời nóng, trời lạnh quá trình điều hoà thân nhiệt qua da như thế nào.
b/ So sánh sự giống và khác nhau của tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết.
Câu 8(1 điểm)
Giải thích vì sao khi ngắm bắn các xạ thủ phải bịt một mắt?
Đáp án Đề thi HSG cấp huyện môn Sinh học 8 năm 2020
Câu | Nội dung | Điểm | |||||||||||
Câu 1 1 đ | a/Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, rút ra tính thống nhất. *Mối quan hệ giữa các hệ cơ quan được thể hiện ở sơ đồ sau:
*Tính thống nhất: - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các các hệ cơ quan khác cũng tăng cương hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mô hôi tiết nhiều. - Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. | 0,5 đ
0,2đ
0,2đ
0,1đ | |||||||||||
b/ *Nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên: - Đối với bản thân: Sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng tới sự sinh con sau này, ảnh hưởng tới sự nghiệp (Nếu nạo thai, dễ dẫn tới vô sinh vì dễ dính tử cung, tắc vòi trứng) -Đối với gia đình và xã hội: gánh nặng cho gia đình, xã hội. Bùng nổ dân số. -Đối với đứa trẻ: Tỉ lệ tử vong cao, nếu sinh con thì em bé thường nhẹ kí * Bệnh giang mai và bệnh lậu.
| 0,5đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ | ||||||||||||
Câu 2. 1 đ | a/ Đến tuổi trưởng thành cơ thể không cao thêm được nữa: -Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương, xương dài ra là nhờ sự phân chia các tế bào ở sụn tăng trưởng. -Ở tuổi thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì xương phát triển nhanh. Đến 18-20 tuổi (với nữ) hoặc 20-25 tuổi (với nam) xương phát triển chậm lại. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương, do đó người không cao thêm. | 0,5đ 0,25đ
0,25đ | |||||||||||
b/ Gặp người bị tai nạn gay xương: -Sơ cứu: Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. - Băng bó cố định: Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quất chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ. | 0,5đ 0,25đ
0,25đ | ||||||||||||
{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 3 của Đề thi HSG môn Sinh 8 năm học 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} | |||||||||||||
Câu 4 1,5 đ | a/ Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi. - Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. - Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra. - Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng. - Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi. | 1,0đ 0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ | |||||||||||
b/ Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ? - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. - Giái thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng -à Hô hấp tế bào tăng à Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic à Nồng dộ cacbonic trong máu tăng đó kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp. | 0,5đ 0,25đ
0,25đ
| ||||||||||||
{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 5 của Đề thi HSG môn Sinh 8 năm học 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} | |||||||||||||
Câu 6 1đ | a/ - Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. - No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. - Khi ăn Cần ăn chậm nhai kỹ | 1,0đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ | |||||||||||
b/Da có chức năng: -Bảo vệ: +Chống các tác động cơ học của môi trường do da đuợc cấu tạo từ các sợi của mô liên kết và lớp mỡ +Diệt khuẩn, làm mềm da, giúp da không ngấm nước : tuyến nhờn | 0,5đ 0,1đ
0,2đ
0,1đ 0,1đ
| ||||||||||||
{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 7 của Đề thi HSG môn Sinh 8 năm học 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} | |||||||||||||
Câu 8 1đ |
-Để bắn súng chính xác thì: mắt người, đầu ruồi ở đầu súng và mục tiêu phải thẳng hàng. -Khi mở 2 mắt, 2 tia sáng xuất phát từ 2 mắt sẽ cắt nhau tại 1 điểm làm mắt, đầu ruồi và mục tiêu tạo thành góc nhỏ hơn 180 độ (3 điểm không thẳng hàng) vì vậy không xác định được đích cuối cùng. -Khi nhìn bằng một mắt,tia nhìn từ 1 mắt có thể đi qua đồng thời cả đầu ruồi, mục tiêu do đó xác định được chính xác đích của vật . -Nhìn một mắt là tạo ra khoảng tối trong mắt, giúp đồng tử mắt giãn nở để tăng khả năng ngắm bắn cho xạ thủ. -> Vì vậy các xạ thủ thường phải bịt một mắt khi ngắm bắn. |
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề thi HSG cấp huyện môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Tiên Lãng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !