Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS&THPT Lê Lợi

TRƯỜNG THCS&THPT LÊ LỢI

ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 4

MÔN HÓA LỚP 8

NĂM HỌC 2019-2020

 

I. Tự luận

Câu 1: Đốt cháy 7,44 gam photpho trong bình chứa 6,16 lít khí O2 (đktc) tạo ra Điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng.

Câu 2: Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí metan CH4 có trong 1m3 khí chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích đó được đo ở đktc.

Câu 3: Cho các phản ứng sau:

CaCO3 to→ CaO + CO2

Ba(OH)2+ FeCl2 → BaCl2 + Fe(OH)2

BaO + H2O → Ba(OH)2

2KClO3 to→ 2KCl + 3O2

Fe2O3 + 2Al to→ Al2O3 + 2Fe

2KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2Fe(OH)3 to→ Fe2O3 + 3H2O

Hãy cho biết phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? Phản ứng nào là phản ứng phân huỷ?

Câu 4:Lập công thức hoá học một loại oxit của photpho, biết rằng hoá trị của photpho là V.  Lập công thức hoá học của crom(III) oxit.

Câu 5 : Cho 2,16 gam một kim loại R hoá trị III tác dụng hết với lượng khí oxi dư, thu được 4,08 gam một oxit có dạng R2O3. Xác định tên và kí hiệu hoá học của kim loại R.

Câu 6 : Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 2,7 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng axit tạo thành.

II. Trắc nghiệm

Câu 1: Hãy cho biết 3,01.1024 phân tử oxi có khối lượng bao nhiêu gam?

A. 120 gam.                  B. 140 gam.                  C. 160 gam.                  D. 150 gam.

Câu 2: Khối lượng (gam) và thể tích (lít) khí oxi đủ dùng để đốt cháy hoàn toàn 3 gam cacbon lần lượt là:

A. 5,6 và 8.                   B. 8 và 5,6.                   C. 6,4 và 4,48.              D. 4,48 và 6,4.

Câu 3: Đốt sắt trong khí O2, thu được oxit sắt từ Fe3O4. Muốn điều chế 23,2 gam Fe3O4 thì khối lượng Fe cần có là

A. 13,8 gam.                 B. 16,8 gam.                 C. 14,8 gam.                 D. 12,8 gam.

Câu 4: Đốt cháy 21 gam một mẫu sắt không tinh khiết trong oxi dư, thu được 23,2 gam oxit sắt từ Fe3O4. Độ tinh khiết của mẫu sắt là

A. 80%.                         B. 90%.                         C. 53,33%.                    D. 75%.

Câu 5: Dùng 3,2 kg khí oxi để đốt cháy khí axetilen (C2H2). Hỏi với lượng khí oxi như trên, đốt cháy được bao nhiêu m3 khí axetilen (đktc)?

A. 896.                          B. 0,896.                       C. 89,6.                         D. 8,96.

Câu 6: Để đốt cháy 1 mol chất X cần 6,5 mol O2, thu được 4 mol khí cacbonic và 5 mol nước. Xác định công thức phân tử X.

A. C2H5.                        B. C2H2.                        C. CH4.                          D. C4H10.

Câu 7: Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa 5 gam oxi, sau phản có chất nào còn dư?

A. Oxi.                                                                 B. Photpho.

C. Hai chất vừa hết.                                           D. Không xác định được.

Câu 8: Khi cho 2 gam khí hiđro tác dụng với 1,12 lít khí oxi (đktc). Khối lượng nước thu được là

A. 1,8 gam.                   B. 0,9 gam.                   C. 3,6 gam.                   D. 0,36 gam.

Câu 9: Đốt chấy 3,2 gam lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Thể tích khi SO2 thu được là

A. 4,4 8lít.                    B. 2,24 lít.                     C. 1,12 lít.                     D. 3,36 lít.

Câu 10: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,40 gam cacbon trong 4,80 gam oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2?

A. 6,6 gam.                   B. 6,5 gam.                   C. 6,4 gam.                   D. 6,3 gam.

Câu 11: Đốt cháy 15,5 gam photpho trong 11,2 lít khí oxi (đktc). Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn. Giá trị m là

A. 28,4.                         B. 3,1.                            C. 19,3.                         D. 31,5.

Câu 12: Cho 28,4 gam điphotpho pentaoxit vào cốc chứa 90 gam nước để tạo thành axit. Khối lượng axit tạo thành là

A. 19,6 gam.                 B. 58,8 gam.                 C. 39,2 gam.                 D. 40 gam.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (đktc), sản phẩm thu được là chất rắn, màu trắng, hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng chất rắn thu được là

A. 12,78 gam.               B. 14,20 gam.               C. 11,36 gam.               D. 13,56 gam.

Câu 14: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R (hóa trị II) ta phải dùng một lượng oxi bằng 25% lượng kim loại đó. Kim loại R là

A. Fe.                             B. Pb.                             C. Ba.                            D. Cu.

Câu 15: Cho 3,36 lít oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hóa trị III, thu được 10,2 gam oxit. Kim loại hóa trị là

A. Al.                             B. Fe.                             C. P.                               D. Cr.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam một kim loại M, thu được 4,7 gam một oxit. Bazơ tương ứng của M có phân tử khối (đvC) là

A. 40.                            B. 74.                             C. 56.                             D. 171.

Câu 17: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại M hóa trị II thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là

A. Zn.                            B. Mg.                           C. Ca.                            D. Ba.

Câu 18: Cho a gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al phản ứng hoàn toàn với lượng oxi dư. Kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng tăng so với hỗn hợp ban đầu là 4 gam. Biết hai kim loại có số mol bằng nhau. Giá trị của a là

A. 5,1.                           B. 12,75.                       C. 6,375.                       D. 4,25.

Câu 19: Cho hỗn hợp 15,45 gam Mg và Al phản ứng hoàn toàn với oxi, sau phản ứng thu được hỗn hợp oxit có khối lượng 27,85 gam. Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là

A. 61,17%.                   B. 38,83%.                    C. 43,69%.                    D. 56,31%.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm C và S, thể tích khí O2 (đktc) cần dùng là 3,36 lít. Phần trăm khối lượng của C trong hỗn hợp là

A. 78,57%.                   B. 21,43%.                    C. 42,86%.                    D. 57,14%.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí gồm có CO và H2 cần dùng 9,6 gam khí oxi. Khí sinh ra có 8,8 gam CO2. Phần trăm theo khối lượng của CO trong hỗn hợp khí ban đầu là

A. 76,55%.                   B. 88,67%.                    C. 96,55%.                    D. 87,5%.

Câu 22: Đốt cháy hết hỗn hợp gồm 0,5 mol CH4 và 0,25 mol H2 cần một lượng oxi vừa đủ được điều chế từ m gam KClO3 (xúc tác MnO2). Giá trị m là

A. 91,875.                     B. 137,825.                   C. 45,9375.                   D. 68,9125.

Câu 23: Đốt cháy hết hỗn hợp gồm 6,75 gam bột nhôm và 9,75 gam bột kẽm cần một lượng oxi vừa đủ được điều chế từ m gam KMnO4. Giá trị m là

A. 20,7375.                  B. 41,475.                     C. 39,5.                         D. 79.

Câu 24: Đốt cháy quặng kẽm sunfua (ZnS), chất này tác dụng với oxi tạo thành kẽm oxit và khí sunfurơ. Cho 19,4 gam ZnS tác dụng với 8,96 lít khí oxi (đktc), thu được V lít (đktc) khí sunfurơ. Giá trị của V là

A. 3,36.                         B. 5,6.                            C. 4,48.                         D. 6,72.

Câu 25: Cho 3,2 gam đồng kim loại vào bình kín chứa đầy khí O2 có dung tích
784 ml (đktc). Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy chất rắn trong bình cân được a gam. Giá trị của a là

A. 0,56.                         B. 3,76.                         C. 4.                               D. 3,424.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất khí CxHy, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Công thức hoá học của hợp chất là

A. C2H4.                        B. C3H8.                        C. C3H6.                        D. C2H6.

Câu 27: Cho không khí (chứa 20% O2, 80% N2 về thể tích) tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng(II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nitơ. Thể tích không khí ban đầu là

A. 200 cm3.                  B. 400 cm3.                   C. 300 cm3.                   D. 500 cm3.

Câu 28: Để đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam kim loại magie thì thể tích không khí cần dùng là

A. 2,24 lít.                    B. 11,2 lít.                     C. 22,4 lít.                     D. 1,12 lít.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m gam Mg cần dùng vừa đủ 125,776 lít không khí (đktc). Giá trị m là

A. 26,952.                     B. 269,52.                     C. 2695,2.                     D. 26,95.

Câu 30: Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon, 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Thể tích của không khí (đktc) đã dùng để đốt cháy lượng than trên là

A. 40000 lít.                 B. 42000 lít.                 C. 42500 lít.                 D. 45000 lít.

Câu 31: Bình đựng gaz dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 13,05 butan (C4H10) ở thể lỏng do được nén dưới áp suất cao. Thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy hết lượng butan có trong bình là

A. 163,8 lít.                  B. 32,76 lít.                  C. 16,38 lít.                  D. 327,6 lít.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS&THPT Lê Lợi, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?