Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019, Trường THPT Nguyễn Quang Diêu

                                                                                           ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12

TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU                                      NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                                            Môn thi: Ngữ văn

                                                                                  Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1 (8,0 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị sau khi đọc bài báo Tôi ước được nhận hoa 8/3 từ 3 con học đại học.

“…Vì muốn con cái của mình không vất vả, bà Vi lăn ra làm những công việc chỉ dành cho nam giới. Từng bao xi măng đè lên vai, từng thúng cát đè lên đầu, từng xô xi măng thoăn thoắt đổ nền nhà, làm mái cho các công trình,… Hết mùa bê tông, lại đến mùa phun thuốc sâu thuê. Nhiều người trong làng bận việc hoặc tránh độc hại nên đến nhà nhờ bà Vi. Dù biết đi phun thuốc sâu, thuốc cỏ,… đều rất độc hại nhưng vì cơm áo, gạo, tiền và muốn 3 đứa con được ở lại Thủ đô nên bà chấp nhận tất cả. Bà lý giải, “Tôi biết mấy đứa con tôi học đại học ngoài đó vất vả lắm. Tiền triệu ở nhà quê thì to nhưng so với Hà Nội thì chả thấm tháp vào đâu cả. Vì sợ ngoài đó chúng nó ăn mì tôm, lại còn đi làm thêm nữa thì khổ lắm, mình khổ quen rồi nên ráng…” Bà Vi chỉ chiếc áo công nhân kể: đứa con gái của tôi đã từng viết bài văn khiến cả trường xúc động về “chiếc áo phong sương” của mẹ....nhưng 26 năm qua, mẹ vẫn chờ một lần được nhận hoa 8/3

Niềm vui lớn nhất của tôi là nhìn thấy các con lần lượt được đội mũ cử nhân ra trường. Nó như một cái cây đến ngày hái quả. Tôi lấy đó mà cố gắng. Cũng có những lúc mủi lòng lắm, sinh ba đứa con ngày nào ríu rít chạy nhảy bên bố mẹ. Thoáng cái giờ đã khôn lớn, trưởng thành rồi đi học hết. Nhiều hôm đi làm về cảnh nhà vắng vẻ, tôi cũng buồn lắm. Nhưng rồi lại xua đi những cảm xúc đó. Vì tôi nghĩ hạnh phúc còn dài ở phía trước…Lắng đọng, suy nghĩ xa xôi, nước mắt của người mẹ này lăn dài trên đôi má đen sạm vì sương gió, vì nhớ con. Và vì những phút mủi lòng cần được an ủi…Tôi biết ba đứa con tôi có hiếu lắm, chúng nó từ nhỏ vất vả nên có nghị lực, cả ba đứa phấn đấu vào đại học để trả công cho tôi. Không phải mấy đứa không tặng hoa cho tôi là không có hiếu. Không phải vì chúng không nhớ hay vô tâm đâu. Có lẽ vì con nhà quê nên vụng về, e ngại không dám thể hiện tình cảm với mẹ.

Nhưng dù sao, suốt 26 năm qua tôi vẫn ao ước được một lần được cầm đoá hoa tươi thắm do chính tay các con tặng… Tôi vẫn chờ đến ngày đó”.

(Báo điện tử Bee.net.vn ngày 06/3/2012)

Câu 2: (12 điểm)

Nhà văn Nga M.Gorki, trong một bức thư gửi nhà đạo diễn Xtanixlapxki năm 1912 có viết: “Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó là cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng.” ( M.Gorki bàn về văn học, NXB văn học, Hà Nội) .

Anh/chị hãy chọn phân tích một số tác phẩm để làm sáng tỏ chất nghệ sĩ độc đáo theo quan niệm của M.Gorki.

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

  • Nêu vấn đề
    • Vấn đề đặt ra từ bài báo
      • Tình cảm của mẹ đối với con: Hết lòng vì con, luôn bao dung độ lượng, không bao giờ trách cứ các  con… nhưng trong sâu thẳm trái tim mẹ luôn mong cảm nhận được tình cảm của các con dành cho mình.
      • Cách ứng xử của con đối với mẹ: Vô tâm lãng quên hay cố tình quên đi công lao to lớn, tình cảm sâu sắc của mẹ dành cho con.
  • Bàn luận
    • Phân tích - chứng minh
      • Dù chọn nói về vấn đề nào thì người viết cũng cần thuyết phục được người đọc bằng lý lẽ và cách lập luận chặt chẽ của mình.
      • Điều quan trọng là người viết rút ra cho mình và mọi người là mỗi người cần hiểu được công lao trời bể và tình cảm của cha mẹ dành cho mình để làm tròn chữ hiếu từ những việc làm cụ thể, thiết thực nhất.
      • Không phải cứ thành đạt: giàu có, làm ông nọ bà kia mới là có hiếu, ai cũng có thể giữ tròn đạo hiếu khi ta thực sự yêu thương và quan tâm đến cha mẹ.
    • Đánh giá - mở rộng
      • Bài báo như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi người về đạo làm con đối với cha mẹ.
      • Phê phán những con người báo hiếu hình thức, giả tạo...
      • Cuộc sống hiện đại bận rộn, con người dễ bị cuốn theo vòng quay gấp gáp của cuộc sống, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình biện hộ cho sự vô tình, vô tâm đối với cha mẹ.
  • Bài học nhận thức và hành động
    • Nhận thức
      • Bài học sâu sắc về đạo làm con: phải biết giữ  đạo hiếu. Đó là nền tảng của đạo đức, nhân cách con người.
    • Hành động
      • Cân thể hiện sự quan tâm, có cách thể hiện tình cảm với cha mẹ từ những hành động, việc làm nhỏ nhất.

Câu 2:

  • Nêu vấn đề
  • Giải thích
    • Những “ấn tượng riêng - chủ quan” của người nghệ sĩ chính là cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống mang tính khám phá và sáng tạo.
    • Nhà văn “sống sâu” với cuộc đời với trái tim nghệ sĩ giàu rung cảm và tinh tế nên tìm thấy được “cái giá trị khái quát”, tức phát hiện những vấn đề bản chất, sâu sắc của cuộc sống.
    • Nhà văn biết thể hiện “những ấn tượng” bằng “hình thức riêng” thông qua cách sử dụng ngôn từ, cách sử dụng các phương thức nghệ thuật, thể loại… mang dấu ấn của một cá tính nghệ thuật – thể hiện nét độc đáo, sáng tạo của người nghệ sĩ ngôn từ.   
  • Phân tích để làm rõ ý kiến     
    • Học sinh có thể chọn một số tác phẩm văn chương phân tích để làm rõ dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn trên cơ sở làm rõ các ý sau:
      • Không phải ai cầm bút cũng đều là nghệ sĩ, sáng tác văn chương nếu thực sự là lao động sáng tạo thì tác phẩm mới có sức sống, có chỗ đứng trong tâm hồn độc giả.
      • Tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng in dấu ấn của một cá tính nghệ thuật qua sự khám phá những vấn đề có ý nghĩa của cuộc sống, tức người nghệ sĩ phải thể hiện được “ấn tượng riêng” của chính mình về cuộc sống trên trang viết.
      • Nhà văn không chỉ viết bằng trí tưởng tượng, cảm xúc mà còn bằng vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng của bản thân. Tất cả có được là do quá trình sống sâu với cuộc đời tìm hiểu con người - cuộc sống và hiểu rõ bản thân mình cùng quá trình lao động nghệ thuật. Từ đó, nhà văn tạo được giá trị khái quát theo hình thức riêng.
    • Bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu (lớp 11)
      • Cách nhìn những hàng liễu với sự liên tưởng ở nhiều chiều đem đến cho người đọc cảm nhận khác nhau, đa dạng, thú vị. Đó là kết quả khai thác những ấn tượng riêng của nhà thơ vì thế khác với nhà thơ xưa khi tả liễu.
      • Đi vào thế giới của bài Đây mùa thu tới ta bắt gặp những cảm quan riêng rất độc đáo của một thi sĩ đích thực. (So sánh đề tài thu xưa với cách nhìn mới của Xuân Diệu. Tác giả luôn nhìn cuộc sống trên đà vận động. Thấy được chất trẻ, say mê, nhiệt tình cứ tràn đầy trong giọng điệu vồn vã làm cho thơ Xuân Diệu có sức lôi cuốn hấp dẫn riêng...)
      • Ẩn đằng sau những tình cảm tinh tế là tâm sự chung cho tầng lớp thanh niên thời bấy giờ. Cái “Tôi” được giải phóng làm cho nhiều người ham sống, cảm giác cô đơn, cái lạnh lẽo của cuộc đời mới thực sự ngấm vào hồn người. Thơ Xuân Diệu với khao khát được hoà hợp, được gần gũi, cảm thông đã nhanh chóng chiếm được vị trí trong lòng người đọc. Đó chính là giá trị khái quát được khai thác trong những ấn tượng riêng của thi sĩ.
      • Tất cả được thể hiện bằng “hình thức riêng” của “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
    • Hai đứa trẻ của Thạch Lam
      • Ấn tượng riêng: những kiếp người nhỏ nhoi, lầm lũi bị đời lãng quên mà cuộc sống chìm trong nghèo khổ, tăm tối, tù đọng của cái “ao đời phẳng lặng” nơi phố huyện hay những miền quê xa xôi, khuất nẻo. -> dấu ấn chủ quan của một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, giàu trắc ẩn.
      • Giá trị khái quát: Bức tranh phố huyện với cảnh chợ tàn, những kiếp đời tàn và nỗi thao thức đợi tàu gợi về những cảnh đời đáng thương ngay trong cuộc sống tù đọng vẫn thao thức những khát khao, những hoài niệm về những gì tốt đẹp. (Cảnh đợi tàu và ý nghĩa của nó).
      • Hình thức riêng:
        • truyện không có cốt truyện.       
        • miêu tả thế giới tâm hồn con người với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh.
        • chất hiện thực hòa quyện với chất lãng mạn → Tác phẩm là một bài thơ trữ tình đượm buồn…
        • giọng điệu tâm tình, thủ.
        • văn phong dung dị mà thấm đẫm chất.
    • Chí Phèo của Nam Cao
    • HS có thể chọn những bài thơ khác miễn khai thác được yêu cầu của đề ra.     
  • Đánh giá  
    • Ý kiến của Mac-xim Gorki khái quát được những yếu tố cốt lõi làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Điều này có ý nghĩa sâu sắc góp phần định hướng cho độc giả cảm thụ tác phẩm và khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn.
    • Cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ là tiền đề làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn và sức sống của một tác phẩm văn chương đích thực.    
    • Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần  đáp ứng, việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?