SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề này có 02 trang) | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: HOÁ HỌC LỚP 12 – THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
|
Câu 1.
1. Hợp chất X2Y6 có tổng số các loại hạt là 392, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 120 hạt. Số khối của X ít hơn số khối của Y là 8. Tổng số hạt trong X3+ ít hơn của Y- là 16.
a) Xác định X, Y.
b) Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết cation X3+ và anion Y-.
2. Cho bột Cu vào dung dịch chứa hỗn hợp Fe(NO3)3 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được phần rắn A và dung dịch B. Viết phương trình phản ứng xảy ra và cho biết A, B gồm những chất nào?
3. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 10ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,0 với 10ml dung dịch HCOOH có pH = 3,0.
Biết pKa của CH3COOH và HCOOH lần lượt là 4,76 và 3,75.
Câu 2. Trong công nghiệp NH3 được tổng hợp theo phản ứng sau:
\({N_2}(k) + 3{H_2}(k)2N{H_3}(k){\rm{ }}\Delta H < 0\)
1. Hãy cho biết những điều kiện thực hiện phản ứng trên trong công nghiệp và chúng có phù hợp với nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier không? Giải thích.
2. Cho hỗn hợp ban đầu gồm N2 và H2 theo tỉ lệ số mol 1 : 3.
a) Đặt \(x = \frac{{{P_{N{H_3}}}}}{P}\) , trong đó \({{P_{N{H_3}}}}\) là áp suất riêng phần của NH3 và P là áp suất chung của hỗn hợp ở trạng thái cân bằng. Thiết lập công thức liên hệ giữa x, P và Kp.
b) Tính x ở 5000C và P = 300atm, biết rằng ở nhiệt độ này Kp = 1,5.10-5. Từ đó tính hiệu suất chuyển hóa α của N2 (hoặc H2) thành NH3 khi cân bằng.
Nếu thực hiện phản ứng ở 5000C và P = 600atm thì α bằng bao nhiêu? So sánh α trong hai trường hợp và giải thích tại sao người ta chỉ thực hiện ở khoảng 300atm.
Câu 3. Hỗn hợp A gồm hai oxit của sắt. Dẫn từ từ khí H2 đi qua m gam A đựng trong ống sứ đã nung đến nhiệt độ thích hợp. Sản phẩm tạo thành 2,07 gam nước và 8,48 gam hỗn hợp B gồm hai chất rắn. Hòa tan B trong 200ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch D và 1971,2 ml H2 ở 27,3oC và 1atm. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ được kết tủa E. Cho E tiếp xúc với không khí để chuyển E hoàn toàn thành chất rắn F. Khối lượng của E và F khác nhau 1,36 gam.
a) Tính m.
b) Tính nồng độ CM của các chất trong dung dịch D (cho rằng thể tích D thay đổi không đáng kể so với thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng).
c) Xác định công thức và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong A.
Câu 4.
1. Hãy giải thích tại sao khi làm lạnh, SO3 dễ hóa lỏng thành (SO3)3 và hóa rắn thành (SO3)n.
2. Tại sao nước đá nhẹ hơn nước lỏng?
3. Vàng là kim loại rất kém hoạt động, không bị oxi oxi hóa cả khi ở nhiệt độ cao, nhưng nó lại bị oxi không khí oxi hóa trong dung dịch xianua, chẳng hạn kali xianua ngay ở nhiệt độ thường (phản ứng dùng trong khai thác vàng). Hãy viết phương trình phản ứng đó và bằng tính toán chứng minh rằng phản ứng xảy ra được ở 250C và pH = 7.
Cho biết các số liệu sau ở 250C:
\({O_2}(k) + 4e + 4{H^ + }2{H_2}O;{\rm{ }}E_{{O_2}/{H_2}O}^0 = + 1,23V\)
\(A{u^ + } + 1eAu{\rm{ }}E_{A{u^ + }/Au}^0 = + 1,70V\)
\({{\rm{[}}Au{(CN)_2}{\rm{]}}^ - }A{u^ + } + 2C{N^ - }{\rm{ }}{\beta ^{ - 1}} = 7,{04.10^{ - 40}}\)
(β-1 là hằng số điện li tổng của ion phức). O2 trong không khí chiếm 20% theo thể tích, áp suất của không khí là 1atm.
Câu 5.
1. Trong một bình kín dung tích 2,24 lít chứa một ít bột Ni xúc tác và hỗn hợp khí H2, C2H4, C3H6 (ở đktc). Tỉ lệ số mol C2H4 và C3H6 là 1:1. Đốt nóng bình trong một thời gian sau đó làm lạnh bình tới 0oC, áp suất trong bình lúc đó là P. Tỉ khối so với hiđro của các hỗn hợp khí trong bình trước và sau phản ứng là 7,600 và 8,445.
a) Giải thích tại sao tỉ khối tăng.
b) Tính phần trăm thể tích các khí trong bình trước phản ứng.
c) Tính áp suất P.
d) Tính hiệu suất phản ứng đối với mỗi olefin, biết rằng nếu cho khí trong bình sau phản ứng đi từ từ qua bình nước brom dư thấy nước brom bị nhạt màu và khối lượng bình nước brom tăng 1,05g.
2.
a) Tính thiêu nhiệt của benzen theo lý thuyết. Biết rằng: nhiệt lượng giải phóng ra theo lý thuyết khi “đốt cháy” các liên kết C = C là 117,7 kcal/mol; C – C là 49,3 kcal/mol; C – H là 54,0 kcal/mol;
b) Giữa theo lý thuyết và thực nghiệm khác nhau 35,9 kcal/mol. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó. Tính nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 2 mol benzen.
Câu 6.
1. Axit tropic có công thức phân tử C9H10O3 (thu được từ ancaloit atropin, có trong cây cà độc dược). Axit này có tác dụng chống co thắt, điều tiết và tác dụng kích thích hô hấp và tim. Nó cho phản ứng dương tính với CrO3/H2SO4 và khi bị oxi hóa bởi KMnO4 đun nóng thì thu được axit benzoic. Axit tropic được chuyển hóa bởi một dãy phản ứng và cuối cùng thu được axit hiđratropic.
Axit tropic → C9H9O2Br → Axit atropic (C9H9O2) → Axit hidratropic (C9H10O2)
Hãy cho biết cấu tạo có thể có của axit tropic, axit atropic và axit hiđratropic.
2. Axit axetylsalixylic là tên một loại thuốc hạ sốt và có tên thương phẩm là aspirin; còn một loại tinh dầu tách ra từ một loại cây xanh tốt bốn mùa ở châu Âu được gọi là metyl salixylat. Cả hai có thể được tổng hợp từ axit salixylic còn gọi là axit ortho-hiđroxibenzoic. Hãy viết phản ứng điều chế hai sản phẩm trên từ benzen.
Câu 7. Để cho động cơ ôtô hoặc máy bay vẫn hoạt động được ở nhiệt độ rất thấp người ta dùng dung dịch etilen glycol 62% trong nước.
a) Cần dùng bao nhiêu kilogam etilen glycol để điều chế 10kg dung dịch đó?
b) Dung dịch trên đông đặc ở nhiệt độ nào? Biết rằng khi thêm 1 mol etilen glycol vào 100g nước thì nhiệt độ đông đặc của nước giảm 1,860C.
c) Hỗn hợp A gồm 0,1 mol etilen glycol và 0,2 mol chất X. Để đốt cháy hết hỗn hợp A cần 21,28 lít O2 (ở đktc) và thu được 35,2g CO2 và 19,8g H2O. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng hết với natri thì thu được 8,96 lít H2 (ở đktc). Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên X.
...
---Để xem tiếp đáp án của Đề thi HSG môn Hóa 12 năm học 2019-2020 Tỉnh Đắk Lắk, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Hóa 12 năm học 2019-2020 Tỉnh Đắk Lắk có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
- Kỳ thi chọn HSG môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Tỉnh Hải Dương
- Tài liệu ôn thi HSG môn Hóa 12 - Phần Hóa vô cơ năm 2020
Chúc các em học tốt