TRƯỜNG THCS TRỰC NINH | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG Môn: SINH HỌC 9 Năm học: 2020 – 2021 Tổng thời gian làm bài: 150 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1: (4đ) Ở mèo màu lông đen trội so với lông trắng, lông ngắn trội so với lông dài. Các cặp gen phân li độc lập. Cho 2 con mèo giao phối với nhau thu được F1 : 3 con lông đen, ngắn : 3 con lông đen, dài : 1 con lông trắng, ngắn : 1 con lông trắng, dài. Tìm kiểu gen, kiểu hình của mèo bố mẹ trong phép lai trên và Lập sơ đồ lai.
Câu 2: (4đ) So sánh hai hình thức phân bào nguyên phân với giảm phân.
Câu 3: (2đ) Một chuột cái đẻ được 6 chuột con biết tỉ lệ sống của các hợp tử là 75%.
a. Tính số hợp tử được tạo thành.
b. Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% và tinh trùng là 6,25%.
Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần cho quá trình trên.
Câu 4. (3đ)
So sánh cấu trúc và chức năng của phân tử ADN và mARN.
Câu 5: (3đ) Trong mạch ARN có thành phần % các loại Ribônuclêôtít :
A= 12,5%, X = 17,5%, G = 23%.
a. Xác định % các loại nuclêôtít trong từng mạch của gen. Biết rằng mạch 1 của gen tổng hợp nên m ARN ?
b. Tính thành phần % các loại nuclêôtít trong gen ?
c. Nếu gen trên bị đột biến mất 3 cặp nu liên tiếp thì số liên kết hiđrô trong gen thay đổi như thế nào ?
Câu 6 : (4đ)
a. So sánh thường biến và đột biến.
b. Cho ví dụ về thường biến và đột biến ( Mỗi loại cho 2 ví dụ)
ĐÁP ÁN
Câu 1.
Ở mèo lđen trội so với l trắng, l ngắn trội so với l dài các cặp gen phân li độc lập . Cho hai con mèo giao phối với nhau thu được F1 3 con lông đen, ngắn: 3 con lông đen, dài : 1 lông trắng ngắn : 1 con lông trắng, dài. Tìm KG, KH của mèo bố mẹ và lập sơ đồ lai.
- Quy ước gen:
+ Lđen: Đ, Ltrắng đ
+ L ngắn: N, L dài n
- Xét kết quả F1
\(\frac{{Longden}}{{Longtrang}} = \frac{{3 + 3}}{{1 + 1}} = \frac{3}{1} \to \) đây là kết quả của ĐL phân li ( 1)
Mèo bố mẹ đều có KG : Đđ => KH: L đen
\(\frac{{Longngan}}{{Longdai}} = \frac{{3 + 1}}{{3 + 1}} = \frac{1}{1} \to \) đây là kết quả của phép lai phân tích ( 2)
Mèo bố có KG : Nn => KH: L ngắn
Mèo mẹ có KGnn => KH L dài (hoặc ngược lại)
Từ 1 và 2 => P có KG: ĐđNn x Đđnn
KH: L đen, ngắn x L đen, dài
Ta có sơ đồ lai:
P. L Đen, ngắn x L đen, dài
ĐđNn Đđnn
Gp ĐN, Đn, đN, đn Đn, đn
| ĐN | Đn | đN | đn |
ĐN(n) | ĐĐNn đen, ngắn | ĐĐnn đen, dài | ĐđNn đen ngắn | Đđnn đen dài |
đn | ĐđNn đen, ngắn | Đđnn đen,dài | đđNn trắng ngắn | đđnn trắng dài |
Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình:
TLKG | TLKH |
1ĐĐNn 2ĐđNn | 3 đen, ngắn |
1ĐĐnn 2Đđnn | 3 đen, dài |
1đđNn | 1 trắng, ngắn |
1đđnn | 1 trắng, dài |
Câu 2.
So sánh hai hình thức phân bào: Nguyên phân với giảm phân
1. Giống nhau (1,5)
+ Đều là sự phân bào có hth thoi phân bào
- Nhân p chia trước, tế bào chất phân chia sau:
+ H/đ các bào quan, diễn biến các giai đoạn tương tự: NST đóng xoắn, Trung thể tách đôi, Thoi phân bào hình thành, màng nhân tiêu biến, NST tập trung và d/c về hai cực T.bào, sau đó màng nhân lại hình thành, NST tháo xoắn, T bào chất phân chia. (0,5đ)
+ NST nhân đôi sau đó lại phân li về hai cực tế bào
+ Gồm các kì tương tự: KTG, KĐ, KG,KS, KC
+ Biến đổi hình thái NST diễn ra tương tự: Đóng xoắn, Tháo xoắn, tế bào chất phân chia
+ Kì giữa NST đều tập trung ở mặt phẳng xích đạo
+ Góp phần ổn định vật chất di truyền.
2. Khác nhau:
Nội dung | Nguyên phân | Giảm phân |
- xảy ra khi nào? - Cơ chế
- Kì trước
-Kì giữa
- Kì sau
- Kì cuối - Kết quả | Xẩy ra ở Tbsd và tế b mẹ g tử - 1 lần phân bào có 1 lần NST nhân đôi - Không có sự tiếp hợp, trao đổi chéo. - NST xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. - Phân chia đồng đều bộ NST về hai tế bào con. - Mỗi TB con nhận 2n NST đơn - 2 TB con giống nhau (2n) không phân bào lần 2
- Phân hóa tạo các loại Tbsd khác nhau | Xảy ra ở tế bào sinh dục vùng chín - Hai lần phân bào chỉ có 1 lần NST nhân đôi. - Có sự tiếp hợp trao đổi chéo giữa các NST cùng cặp đdạng. - NST xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. - Phân li 2 NST kép cùng cặp đồng dạng - Mỗi TB con nhận n NST kép. - 2 TB con đều có n NST Kép khác nhau về nguồn gốc. Tạo nhiều bd T hợp. Tiếp tục phân bào lần 2. Tạo 4 Tb con có n NST - Phân hóa tạo giao tử |
Câu 3.
Số hợp tử tạo thành
\(6\begin{array}{*{20}{c}} x&{\frac{{100}}{{75}}} \end{array} = 8\) (Hợp tử)
Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng:
- Có 8 hợp tử => có 8 trứng được thụ tinh với 8 tinh trùng . Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Vậy số trứng được tạo thành là:
trứng => có 16 tế bào sinh trứng
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% => số tinh trùng tạo thành là
\(8\begin{array}{*{20}{c}} x&{\frac{{100}}{{56,25}}} \end{array} = 128\)( tinh trùng)
Số tế bào sinh tinh là \(\frac{{128}}{4}\) = 32 tế bào
Câu 4.
Giống nhau:
- Về cấu trúc:
+ Đều là ax nucleic
+ Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân có 4 loại đơn phân mỗi đơn phân có 3 thành phần trong đó quan trọng nhất là Bazơ nitric
+ Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại thành mạch.
+ Cấu tạo xoắn đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các loại đơn phân.
- Chức năng:
+ Đều mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền trong quá trình tổng hợp Prôtêin
- Khác nhau:
Nội dung | ADN | ARN |
Cấu trúc
Chức năng | - Đại phần tử có kích thước, khối lượng lớn hơn mARN. - Là một chuỗi xoắn kép gồm 02 mạch đơn. - Số lượng đơn phân lớn hơn gồm 4 loại A,T,G,X -Trong mỗi nuclêôtít có đường đêoxiribôzơ C5H10O4 - Lưu giữ và truyền đạt TTdtr quy định cấu trúc của Prôtêin | - Đại phần tử có kích thước, khối lượng nhỏ hơn ADN - Là một chuỗi xoắn đơn gồm 01 mạch. - Số lượng đơn phân ít hơn gồm 4 loại A,U,G,X -Trong mỗi ribô nuclêôtít có đường ribôzơ C5H10O5
- Truyền đạt TTdTr từ AND đến ribô xôm trực tiếp tổng hợp Prôtêin |
Câu 5.
- Thành phần phần trăm các loại nuclêôtít trong từng mạch của gen:
%A ARN = % T1 = % A2 = 12.5%
%X ARN = % G1 = % X2 = 17.5%
%G ARN = % X1 = % G2 = 23%
%U ARN = % A1 = % T2 = 47%
- Thành phần phần trăm các loại nuclêôtít trong gen:
% A = %T =\(\frac{{12,5\% + 47\% }}{2}\)= 29.75%
% G = %X = \(\frac{{17,5\% + 23\% }}{2}\)= 20.25%
- Số liên kết Hi đrô trong gen bị thay đổi:
- Nếu mất 3 cặp A – T thì số liên kết hi đrô giảm 6 liên kết H2
- Nếu mất 3 cặp X – G thì số liên kết hi đrô giảm 9 liên kết H2
- Nếu mất 2 cặp A – T và một cặp G – X thì số liên kết hi đrô giảm 7 liên kết H2
Nếu mất 2 cặp G – Xvà một cặp A – T thì số liên kết hi đrô giảm 8 liên kết H2
Câu 6.
- Giống nhau
- Đều là biến dị của cơ thể
- Khác nhau
Thường biến | Đột biến |
- Thường biến là những biến đổi KH, phát sinh trong đời sống cá thể. - Chịu tác động trực tiếp của môi trường trong mức phản ứng - Không di truyền được - Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường - Thường biến giúp cơ thể thích nghi với môi trường → Thường biến có lợi cho đời sống sinh vật | - Đột biến là những biến đổi trong cơ sở vất chất dtr (NST,ADN) dẫn đến biến đổi kiểu hình - Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học ở môi trường vượt ra ngoài mức phản ứng - Di truyền được - Thường phát sinh đơn lẻ với tần số thấp - Thường có hại cho sinh vật tạo ra nguồn nguyên liệu cho chon giống và tiến hóa |
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: