Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Liên Châu có đáp án

 

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

Môn: SINH HỌC 9

Năm học: 2020 – 2021

Tổng thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: ( 4 điểm)

Cho thứ bí thuần chủng có quả tròn, hoa trắng giao phấn với thứ bí thuần chủng có quả dài, hoa vàng thu được F1 đều có quả tròn hoa vàng.

a). Xác định tính trội, tính lặn và lập sơ đồ lai.

b). Cho F1 nói trên lai với một cây khác, ở F2 thu được 50% số cây có quả tròn, hoa vàng và 50% số cây có quả tròn, hoa trắng.

Xác định kiểu gen, kiểu hình của cây lai với F1 và lập sơ đồ lai.

Biết các tính trạng di truyền độc lập với nhau.

Câu 2: ( 6 điểm).

  1. Giảm phân là gì? Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của giảm phân? Ý nghĩa của giảm phân?.

  2.  Có 5 tế bào của vịt nhà nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường 2800 NST. Các tế bào con tạo ra có chứa tất cả 3200NST.

 Xác định:        a). Số NST lưỡng bội của vịt nhà.

                        b). Số lần nguyên phân của mỗi tế bào.

                        c). Số tâm động trong các tế bào con tạo ra.

Câu 3: ( 6 điểm).

1. So sánh cấu trúc của phân tử ADN và mARN?.

2. Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn, số nucleotit của gen I bằng  2/5 số nucleotit của gen II. Hai gen nhân đôi với tổng số 8 lần, riêng gen I đã nhận của môi trường 8400 nucleotit.

Xác định:  a). Chiều dài của mỗi gen.

                     b). Số lần nhân đôi của mỗi gen.

                     c). Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của hai gen và số lượng nucleotit có trong tất cả các gen con được tạo ra.

Câu 4: ( 4 điểm).

   Nêu khái niệm về thể dị bội và các thể dị bội thường gặp? Giải thích cơ chế tạo ra các thể dị bội đó?.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a). Xác định tính trội, tính lặn và lập sơ đồ lai:

- Xét cặp tính trạng về hình dạng quả:

P: thuần chủng quả tròn x thuần chủng quả dài

 Thu được F1 đều có quả tròn → Quả tròn là tính trạng trội, quả dài là tính trạng lặn.

- Xét cặp tính trạng về màu hoa:

 P: thuần chủng hoa trắng  x  thuần chủng hoa vàng

Thu được F1 đều có hoa vàng → Hoa vàng là tính trội và hoa trắng là tính lặn.

 Qui ước: Gen A: quả tròn.              Gen a: quả dài

                Gen B:  hoa vàng.            Gen b: hoa trắng

- Xét hai cặp tính trạng:

  Cây P thuần chủng quả tròn, hoa trắng có kiểu gen: AAbb

  Cây P thuần chủng quả dài, hoa vàng có kiểu gen:  aaBB

  Sơ đồ lai: P t/c:     Quả tròn, hoa trắng     x    Quả dài, hoa vàng

                                           AAbb                               aaBB

                   GP:                    Ab                                    aB

                    F1:                                  AaBb

                                                          100% quả tròn, hoa vàng.

b). Xác định cây lai với F1 và lập sơ đồ lai:

 F1 có kiểu gen: AaBb ( quả tròn, hoa vàng)

Phân tích từng cặp tính trạng ở F2:

 - Về hình dạng quả: F2 có 100% quả tròn ( A- ). F2 đồng tính trội

Do F1 là: AaBb mang Aa tạo hai loại giao tử → cây lai với F1 chỉ tạo một loại giao tử A tức có kiểu genAA ( quả tròn)

 - Về màu hoa:

 Hoa vàng : hoa trắng = 50% : 50% = 1 : 1, là tỉ lệ của phép lai phân tích. Do F1 là AaBb có mang cặp Bb → cây lai với F1 phải mang tính lặn, kiểu gen bb ( hoa trắng).

- Tổ hợp hai cặp tính trạng, suy ra cây lai với F1 mang kiểu gen AAbb( quả tròn, hoa trắng).

 Sơ đồ lai:

      F1 :     Quả tròn, hoa vàng      x        Quả tròn, hoa trắng

                        AaBb                                        AAbb

     GF1 :             AB, Ab, aB, ab                               Ab

      F2   :       AABb :  AAbb  :  AaBb  :   Aabb

     Kiểu hình    50% quả tròn, hoa vàng : 50% quả tròn, hoa trắng.

Câu 2:

1. - Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục( 2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội ( n), nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

  - Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong giảm phân:

CÁC KÌ

GIẢM PHÂN I

GIẢM PHÂN II

 

 

Kì đầu

- Các NST xoắn, co ngắn

- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp nhau theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.

- NST co ngắn lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.

 

 

Kì giữa

- Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo cảu thoi phân bào.

- NST kép xếp thành một hàng ở mặt phawgr xích dạo của thoi phân bào.

 

 

Kì sau

- Các cặp NST kép tương đồng tách nhau ra và phân li về hai cực của tế bào.

- Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào.

Kì cuối

- Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được hình thành với số lượng là đơn bội kép ( n NST kép)

- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội ( n NST)

 

  - Ý nghĩa của giảm phân:

  + Là cơ chế tạo ra bộ NST trong giao  tử giảm đi một nửa vì vậy khi thụ tinh khôi phục lại bộ NST 2n đảm bảo sự kế tục, ổn định vật chất qua các thế hệ.

  + Giảm phân tạo nên các loại giao tử đực, giao tử cái có bộ NST khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, đây là cơ sở tạo ra các biến dị tổ hợp trong thụ tinh có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống.     

 2. a). Xác định số NST lưỡng bội của vịt nhà:

- theo bài ra, ta có: Số NST trong 5 tế bào mẹ là

                 3200 - 2800 = 400 ( NST)

- Số NST trong mỗi tế bào: \(2n = \frac{{400}}{5} = 80\)

    b). Số lần nguyên phân của mỗi tế bào:

 - Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào, ta có:

Số NST trong các tế bào con là:

                                                                    \(\begin{gathered} a{.2^x}.2n = 3200 \hfill \\ \Leftrightarrow {5.2^x}.80 = 3200 \hfill \\ \Rightarrow {2^x} = \frac{{3200}}{{400}} = 8 = {2^3} \hfill \\ \Rightarrow x = 3 \hfill \\ \end{gathered} \)

Vậy mỗi tế bào nguyên phân 3 lần.

   c). Số tâm động trong các tế bào con bằng số NST trong các tế bào con, bằng 3200 ( tâm động)

Câu 3:

1. So sánh cấu trúc của phân tử ADN và mARN

 * Giống nhau:

 - Đều là axit nucleotit thuộc loại đại phân tử, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học: C, H, O, N và P.

 - Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiueef đơn phân, có 4 loại đơn phân. Mỗi đơn phân đều gồm có 3 thành phần cơ bản trong đó quan trọng nhất là bazonitric.

 - Giữa các đơn phân có các liên kết hoá học nối lại thành mạch.

 - Cấu tạo xoắn, đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các đơn phân.

 * Khác nhau:

ADN

ARN

- Đại phân tử có kích thước, khối lượng lớn.

- Cấu trúc xoắn kép.

- Số lượng đơn phân lớn hơn, gồm 4 loại A, T, G, X.

- Trong mỗi nucleotit có đường đêôxiribozo ( C5H10O4)

- Đại phân tử có kích thước, khối lượng nhỏ hơn.

- Cấu trúc mạch đơn.

- Số lượng đơn phân ít hơn, gồm 4 loại A, U, G, X.

- Trong mỗi nucleotit có đường ribozo ( C5H10O5)

 

  2. a). Tính chiều dài của mỗi gen:

 Tổng số nucleotit của 2 gen là

                     N = C x 20 = 210 x 20 = 4200( nu)

Gọi NI, NII lần lượt là số lượng nucleotit của mỗi gen I và gen II

ta có: NI  + NII = 4200

Mà NI = 2/ 5 NII    →  7/5 NII = 4200

                              → NII = 3000 ( nu)

                             NI = 4200 - 3000 = 1200 ( nu)

- Chiều dài của gen I là: \({I_I} = \frac{{1200}}{2}x3,4{A^o} = 2040({A^o})\)

Chiều dài của gen II là:  \({I_{II}} = \frac{{3000}}{2}x3,4{A^o} = 5100({A^o})\)

  b). Số lần nhân đôi của mỗi gen:

Gọi x1, x2 lần lượt là số lần nhân đôi của mỗi gen I và gen II. Theo đề bài, ta có:    x1 + x2 = 8

Số nucleotit môi trường cunng cấp cho gen I là:

                                     ( 2x  - 1) . NI = 8400

                                     ( 2x  - 1) . 1200 = 8400

                                      2x  = 8

                                         x = 3

 Vậy gen I nhân đôi x1 = 3 lần.

        Gen II nhân đôi x2 = 8 - 3 = 5 lần.

  c). Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho 2 gen nhân đôi:

- Cung cấp cho gen I: 8400 ( nu)

- Cung cấp cho gen II: (2x  - 1) . NII = ( 25 - 1) . 3000 = 93000 ( nu)

        Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho 2 gen nhân đôi là:      8400 +  93000 = 101400 ( nu) .

Câu 4:

* Khái niệm: Thể dị bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có sự tăng hay giảm số lượng NST ở một hay một số cặp nào đó.

 * Các thể dị bội thường gặp: là những thể có sự tăng, giảm NST trên một cặp. Những đột biến gây thay đổi số lượng NST trên 2 hay nhiều cặp NST thường gây chết ở giai đoạn phôi.

 Bình thường trong tế bào sinh dưỡng, mỗi cặp NST luôn có 2 chiếc, nhưng nếu có 1 cặp nào đó thừa 1 chiếc tức cặp này có 3 chiếc thì đó là thể 3 nhiễm ( 2n + 1). Ngược lại, nếu 1 cặp nào đó thiếu 1 chiếc tức chỉ còn 1 NST thì đó là thể 1 nhiễm ( 2n - 1).

* Giải thích cơ chế tạo thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm và sơ đồ minh hoạ:

 - Trong quá trình phát sinh giao tử, có một cặp NST của tế bào sinh giao tử không phân li ( các cặp NST còn lại phân li bình thường) tạo ra 2 loại giao tử : loại chứa 2 NST của cặp đó ( n + 1), và loại giao tử không chứa NST của cặp đó ( n - 1). Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3 nhiễm ( 2n + 1) và hợp tử 1 nhiễm ( 2n - 1).

- Sơ đồ minh hoạ:

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Liên Châu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?