Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Tây Hòa có đáp án

 

TRƯỜNG THCS TÂY HÒA

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1.

Tất cả các nhận định sau đều sai. Hãy chỉ ra chỗ sai?

a. Trong phép lai 1 cặp tính trạng, nếu F1 đồng tính, thì tính trạng của cặp bố mẹ mang lai là thuần chủng.

b. Trong quần thể người, bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới.

c. Hình thái nhiễm sắc thể quan sát rõ nhất ở kỳ cuối của nguyên phân.

d. Giả sử 1 cặp vợ chồng đã sinh 5 đứa con đầu đều là con trai, thì đứa con thứ 6 của cặp vợ chồng đó chắc chắn là con trai.

e. Trong phép lai kinh tế, con lai F1 thường được dùng làm giống.

g. Bố mẹ truyền cho con những tính trạng đã được hình thành sẵn.

Câu 2.

 Cho 1 đoạn gen có cấu trúc như sau:

… 5,  A - T – G – X – T – X – G – A -  G - T – T – X  3, … Mạch 1

… 3,  T - A – X – G – A – G – X – T –X – A – A – G  5, … Mạch 2

Hãy xác định:

- Trình tự đơn phân của đoạn mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen nói trên?

- Trình tự bộ ba đối mã trên tARN tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin, khi đoạn gen trên thực hiện quá trình dịch mã di truyền?

- Nếu đoạn gen trên tự nhân đôi 3 lần liên tiếp, thì số đơn phân từng loại môi trường nội bào cung cấp để hình thành nên các gen mới là bao nhiêu?

Câu 3.

Để xác định một cá thể thực vật có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp cần phải thực hiện phép lai nào? Nếu không dùng phép lai trên có thể dùng phép lai nào khác để xác định không? Nếu được cho 1 ví dụ minh hoạ?

Câu 4.

Một bé trai cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, cơ thể phát triển chậm, lưỡi dài và dày, si đần. Người mẹ đưa con tới bệnh viện nhờ thày thuốc khám và điều trị. Bác sĩ cho làm tiêu bản Nhiễm sắc thể (NST)và thu được kết quả: em bé có 2n = 47, cặp NST thứ 21 có 3 chiếc.

a. Em bé trên đã mắc bệnh gì? Cách điều trị và phương châm phòng bệnh trên là gì?

b. Giải thích nguyên nhân gây bệnh?

Câu 5.

Giả sử ở người, alen A quy đinh tóc xoăn, a quy định tóc thẳng; B quy định mắt đen, b quy định mắt nâu. Hai cặp alen này phân ly độc lập.

a. Bố có tóc thẳng, mắt nâu thì mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con gái chắc chắn có tóc xoăn, mắt đen?

b. Trong một gia đình, bố và mẹ đều tóc xoăn, mắt đen sinh con đầu lòng tóc thẳng, mắt nâu thì những người con kế tiếp có thể có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

Câu 6.

Loại đột biến NST nào có ý nghĩa to lớn trong chọn giống cây trồng? Tại sao? Tại sao loại đột biến đó ít có ý nghĩa đối với chọn giống vật nuôi?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Trong trường hợp không tương phản, không nhất thiết là thuần chủng, ví dụ: AA x Aa (F1 đồng tính, nhưng bố hoặc mẹ không thuần chủng))

b. Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên không có alen tương ứng trên Y. Vì vậy, ở nam giới bệnh được biểu hiện ở trạng thái dị hợp tử (Xm Y), ở nữ giới, bệnh chỉ được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử (Xm Xm), nên trong quần thể gặp nhiều ở nữ giới, không phải là bệnh của nam giới.

c. Hình thái NST quan sát rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân.

d. Giới tính ở thế hệ sau được hình thành do sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh với sắc xuất ngang nhau, vì vậy đứa thứ 6 không nhất thiết là con trai, dù 5 đứa con trước đều là con trai.

e. Con lai F1 là con lai biểu hiện ưu thế lai cao nhất, có kiểu gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử, thường được dùng làm thương phẩm, để tận dụng ưu thế lai, không được dùng làm giống vì ưu thế lai sẽ giảm ở các thế hệ sau.

g. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen, quy định tính trạng. Tính trạng cụ thể được biểu hiện ở đời con là sự tương tác trực tiếp giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 2:

- Trình tự đơn phân của mARN:

   … 5,  A - U – G – X – U – X – G – A -  G - U – U – X  3, … (mARN)

- Trình tự bộ ba đối mã trên tARN:

             U - A – X ,  G – A – G,   X – U –X ,  A – A – G

- +  Số Nu từng loại của ADN là:

        T=A=A1 +A2 = 2+4 = 6 (Nu);

       G = X =G1+ G2= 3+3= 6 (Nu)

   + Số Nu từng loại môi trường nội bào cung cấp sau 3 lần tự nhân đôi là:

        A = T =(2k-1).A= (23 - 1). 6 = 42 (Nu);

        G = X = (23 - 1). 6 = 42 (Nu)

Câu 3:

- Phép lai phân tích

- Có thể dùng phép lai khác: tự thụ phấn

Ví dụ: P. AA x AA →  F1: 100% AA (Cá thể có kiểu hình trội mang lai là đồng hợp tử); P. Aa x Aa →  F1:  25% AA : 50% Aa : 25% aa (Cá thể có kiểu hình trội mang lai là dị hợp tử)

Câu 4:

a.

- Hội chứng Đao

- Cách điều trị: Hiện chưa có cách điều trị bệnh trên.

- Phương châm phòng bệnh:

+ Bảo vệ môi trường sống, giảm tác nhân gây đột biến.

+ Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách sống lành mạnh.

+ Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi trên 35, vì tế bào trở nên lão hoá, xác xuất sinh ra những đứa trẻ mắc bệnh trên tăng

+ Khám thai định kỳ và sàng lọc trước sinh, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao.

b. Nguyên nhân gây bệnh

- Tế bào sinh trứng của cơ thể mẹ giảm phân bị đột biến thể dị bội ở cặp NST 21, tạo ra 2 loại giao tử đột biến, một giao tử không chứa NST 21, giao tử còn lại chứa hai NST 21,

- Tế bào sinh tinh của cơ thể bố giảm phân bình thường.

- Trong thụ tinh: Giao tử cái đột biến chứa 02 NST 21 kết hợp với giao tử đực bình thường, tạo nên hợp tử chứa 03 NST 21, phát triển thành kiểu hình Hội chứng Đao

- Sơ đồ lai minh hoạ: Giả sử cặp NST 21 kí hiệu AA

Câu 5:

a.

- Bố tóc thẳng, mắt nâu là 2 tính trạng lăn, để con gái sinh ra chắc chắn có tóc xoăn, mắt đen, thì người mẹ phải có kiểu gen AABB, kiểu hình tóc xoăn, mắt đen.

- Sơ đồ lai:

P.              ♀AABB           x        ♂aabb

GP.               AB                             ab

F1.                              100% AaBb (tóc xoăn, mắt đen)   

b.

- Người con tóc thẳng, mắt nâu có kiểu gen: aabb, nhận ab từ mẹ, và ab từ bố, Vậy cả bố và mẹ đều phải cho giao tử ab.

- Bố và mẹ đều tóc xoăn, mắt đen có kiểu gen: A-B-, cho ra giao tử ab, vì vậy cả bố và mẹ đều phải có kiểu gen: AaBb.

- Sơ đồ lai:

P.              ♀AaBb                 x            ♂AaBb

GP.          AB, Ab, aB, ab                AB, Ab, aB, ab

F1:                  

       ♂

AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

 

- Các kiểu gen có thể có (9 kiểu): AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.

- Các kiểu hình có thể có (4 kiểu): Tóc xoăn, mắt đen; tóc xoăn, mắt nâu; tóc thẳng, mắt đen; tóc thẳng, mắt nâu.

Câu 6:

- Đột biến thể đa bội

- Bởi vì: đột biến thể đa bội, làm cho hàm lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp bội dẫn đến: tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng và phát triển tốt sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cao, quá trình sinh tổng hợp các chất dinh dưỡng mạnh, năng suất cao. Đặc biệt có ý nghĩa đối với những giống cây trồng sản phẩm là cơ quan sinh dưỡng.

- Ít có ý nghĩa với chọn giống vật nuôi:

+ Khó được tạo ra, vì cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể; mặt khác hệ thần kinh động vật phát triển rất mẫn cảm với tác nhân gây đột biến.

+ Đa số đột biến thể đa bội thường giảm khả năng sinh sản, đặc biệt đa bội lẻ làm cho cá thể mang đột biến bất thụ, đột biến được tạo ra không truyền lại cho thế hệ sau (Thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng).

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Tây Hòa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?