Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Bình Hòa có đáp án

 

TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 180 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (4.0 điểm)

Ở đậu Hà Lan, người ta xét sự di truyền của tính trạng màu sắc và hình dạng hạt. Mỗi cặp tính trạng được qui định bởi một cặp gen, tính trạng trội là trội hoàn toàn.

Trong một phép lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thu được F1 có kiểu hình 100% hạt màu vàng, vỏ trơn. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau được F2 có tỉ lệ như sau: 315 hạt màu vàng, vỏ trơn : 101 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 108 hạt màu xanh, vỏ trơn : 32 hạt màu xanh, vỏ nhăn.

a. Giải thích như thế nào để xác định qui luật di truyền của các tính trạng trên?

b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

c. Nếu F3 phân li theo tỉ lệ 1 hạt màu vàng, vỏ trơn : 1 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 1 hạt màu xanh, vỏ trơn : 1 hạt màu xanh, vỏ nhăn thì 2 cá thể bố mẹ ở F2 có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?

Câu 2: (4.0 điểm)

Tế bào ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội được kí hiệu là AaBbDdXX. Từ 5 tế bào sinh dục sơ khai của cá thể này đều trải qua số lần nguyên phân như nhau đã lấy từ môi trường nội bào 2520 NST đơn. Có 6,25% trong số tế bào tạo ra trải qua giảm phân và tất cả các tế bào đều được thụ tinh. Biết các quá trình phân bào diễn ra bình thường.

a. Xác định tên loài và giới tính của loài này.

b. Tính số lần nguyên phân của 5 tế bào trên. Số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu?

c. Các kiểu giao tử có thể có được sinh ra từ tế bào của loài trên được viết như thế nào?

Câu 3: (4.0 điểm)

Có hai gen bằng nhau. Trong quá trình tự nhân đôi của hai gen người ta thấy số lần tự nhân đôi của gen I lớn hơn số lần tự nhân đôi của gen II. Sau cùng một thời gian, tổng số gen sinh ra là 24.

a. Tính số lần tự nhân đôi của mỗi gen.

b. Trong quá trình tự nhân đôi của 2 gen nói trên, môi trường nội bào đã cung cấp tất cả 46200 nuclêôtit tự do. Tính chiều dài của mỗi gen bằng Ao.

c. Gen I có tích % giữa ađênin với loại nuclêôtit không cùng nhóm bổ sung là 4%. Gen II có tích  % giữa guanin với loại nuclêôtit cùng nhóm bổ sung là 9%. Tính số nuclêôtit tự do mỗi loại cần cung cấp cho quá trình tự nhân đôi nói trên của từng gen. Biết rằng % nuclêôtit loại ađênin của gen I lớn hơn % nuclêôtit loại timin của gen II.

Câu 4: (3.0 điểm)

Một gen chứa 2398 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit. Gen bị đột biến thêm một đoạn. Đoạn gen gắn thêm có chứa 185 liên kết hiđrô và 40 ađênin. Sau đột biến tỉ lệ nuclêôtit loại guanin của gen bằng 30%.

a. Đoạn gen sau khi bị đột biến có chiều dài bằng bao nhiêu Ao?

b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi đột biến xảy ra?

Câu 5: (3.0 điểm)

 5.1:(1.5 điểm) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông và kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh. Biết rằng quá trình tạo giao tử ở cặp vợ chồng này  diễn ra bình thường.

5.2:(1.5 điểm)

Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, gen trội A qui định tính trạng bình thường và di truyền tuân theo quy luật Menđen. Một người đàn ông bình thường có cô em gái bị bệnh, người đàn ông này lấy một người vợ bình thường có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được 3 người con: người con gái đầu bị bệnh, người con trai thứ hai và người con trai thứ ba đều bình thường.

a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên qua 3 thế hệ.

b. Xác định kiểu gen của 3 người con đã sinh ra từ cặp vợ chồng nói trên.

Biết rằng, ngoài người em chồng, anh vợ và người con gái bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.

Câu 6: (2.0 điểm)

a. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có các thành phần chủ yếu nào?

b. Em hãy nêu rõ các mối quan hệ giữa cây cỏ, hươu, nai, hổ sống trong một hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a/ - Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2: (Tỉ lệ phân li từng loại tính trạng ở F2)

                                                         \(\begin{gathered} \frac{{Vang}}{{Xanh}} = \frac{{315 + 101}}{{108 + 32}} \approx \frac{{3Vang}}{{1Xanh}}(1) \hfill \\ \frac{{Tron}}{{Nhan}} = \frac{{315 + 108}}{{101 + 32}} \approx \frac{{3Tron}}{{1Nhan}}(2) \hfill \\ \end{gathered} \)

- Xét chung kết quả ở F2: (Tỉ lệ phân li các tính trạng ở F2)

Tỉ lệ ở F2: 315 hạt màu vàng, vỏ trơn : 101 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 108 hạt màu xanh, vỏ trơn : 32 hạt màu xanh, vỏ nhăn ≈9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn = (3 : 1) (3 : 1)

==> Các cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau.

- Tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền theo qui luật phân li độc lập.

b/ - Từ (1) và (2) ⇒ Các tính trạng trội là vàng và trơn.

                                Các tính trạng lặn là xanh và nhăn.

- Qui ước gen: Gen A: vàng      Gen a: xanh

                        Gen B: trơn       Gen b: nhăn

- F2 có 16 hợp tử. Vậy mỗi cá thể F1 phải cho ra 4 loại giao tử nghĩa là phải dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb).

⇒ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản nên kiểu gen của P: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)  hoặc P: AAbb (vàng, nhăn) x aaBB (xanh, trơn)

- Sơ đồ lai:

   + Trường hợp 1:

         P:  AABB (vàng, trơn)     x      aabb (xanh, nhăn)

        G:     AB                                      ab

        F1:                    100% AaBb (vàng, trơn)

  + Trường hợp 2:

        P:  AAbb (vàng, nhăn)    x      aaBB (xanh, trơn)

       G:     Ab                                      aB

      F1:                    100% AaBb (vàng, trơn)

- Cả 2 trường hợp đều cho F1 như nhau.

       F1:    AaBb (vàng, trơn)     x                AaBb (vàng, trơn)  

       G: AB : Ab : aB : ab                   AB : Ab : aB : ab

      F2:

1AABB

2AaBB

2AABb

4 AaBb

 

 

9A- B-: 9 Vàng, trơn

1Aabb

2Aabb

3A- bb: 3 vàng, nhăn

1 aaBB

2 aaBb

3 aaB-: 3 xanh, trơn

1 aabb

1 aabb: 1 xanh, nhăn

 

c/ * Tỉ lệ ở F3: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1  xanh, nhăn =
(1 : 1) (1: 1)==> mỗi cặp tính trạng phân li đúng với kết quả trường hợp 2

Câu 2:

a/ Loài ruồi :  Con cái.

b/ - Gọi k là số lần nguyên phân của 1 tế bào (k>0), 2k là số tế bào tạo ra từ 1 tế bào.

a.(2k – 1). 2n ⇒ 5. (2k – 1).8 = 2520

                      ⇔                2k =  2520 : 40 + 1

                      ⇔                2k = 64 = 26

                      ⇔                 k = 6

- Tổng số tế bào tạo ra: 5. 26 = 320 (tế bào)

- Số tế bào tham gia giảm phân: 320. 6,25% = 20 (tế bào)

- Số trứng được tạo thành qua giảm phân: 20.1 = 20 (trứng)

- Số hợp tử được tạo thành bằng số trứng được thụ tinh: 20 hợp tử.

c/ Các kiểu giao tử có thể có:

ABDX            AbDX        ABdX            aBDX

abDX              aBdX         AbdX             abdX

Câu 3:

a) Số lần tự nhân đôi của mỗi gen:

Gọi x là số lần tự nhân đôi của gen I, số gen sinh ra từ gen I là 2x

Gọi y là số lần tự nhân đôi của gen II, số gen sinh ra từ gen II là 2y

Ta có phương trình: 2x + 2y = 24  (x,y nguyên dương; x>y và x\( \leqslant \)4 )

Dùng phép lựa chọn lấy giá trị phù hợp:                            

x

1

2

3

4

2x

2

4

8

16

2y

22

20

16

8

y

loại

loại

4

3

 

Vậy: + Số lần tự nhân đôi của gen I là 4.Giá trị phù hợp đề bài là: x = 4 , y = 3

         + Số lần tự nhân đôi của gen II là 3.

b) Chiều dài của mỗi gen:

- Số nuclêôtit tự do môi trường cung cấp cho gen I: N(24 – 1)

- Số nuclêôtit tự do môi trường cung cấp cho gen II: N(23 – 1)

- Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp cho cả 2 gen:

                                          N(24 – 1) + N(23 – 1) = 46200 => N = 2100 (nu)

- Chiều dài của mỗi gen: lgenI = lgenII = N/2 x 3,4 Ǻ = 2100/2 x 3,4 Ǻ = 3570Ǻ

  c) Số nucleotit tự do mỗi loại:

* Xét gen II:

Tích giữa G với X là: G.X = 9% . Theo NTBS: A = T, G = X

Nên  \(\begin{gathered} G = X = \sqrt {9\% } = 30\% \hfill \\ A = T = \frac{{100\% - 2.30\% }}{2} = 20\% \hfill \\ \end{gathered} \)

- Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen II là:  A = T = 2100 x 20% = 420 (N)

                                                                      G = X = 2100 x 30% = 630 (N)

- Số nuclêôtit tự do mỗi loại cần cung cấp cho quá trình tự sao của gen II:

                                                               Amt = Tmt = 420.(23 – 1) = 2940 (N)

                                                               Gmt = Xmt = 630.(23 – 1) = 4410 (N)

* Xét gen I :

- Tích giữa A với loại không cùng nhóm bổ sung phải là G hoặc X:

                       % A . %G = 4%             (1)

Theo NTBS:  A = T , G = X

                       % A + % G = 50%         (2)

Từ (1) & (2) ta được: A = 40% , G = 10%

(Có thể G = 40% , A = 10% nhưng không phù hợp với đề bài nên không chọn).

- Số nuclêôtit mỗi loại của gen I:            A = T = 40% . 2100 = 840 (N)

                                                                 G = X = 10% . 2100 = 210 (N)

- Số nuclêôtit tự do mỗi loại cần dùng cho quá trình tự sao của gen I:

                                                          Amt = Tmt = 840.(24 – 1)  = 12600 (N)

                                                          Gmt = Xmt = 210.(24 – 1) =  3150 (N)

Câu 4:

a) Chiều dài của đoạn gen sau khi bị đột biến:

- Số lượng nuclêôtit của gen trước khi bị đột biến: N = 2398 + 2 = 2400 (N)

- Số lượng từng loại nuclêôtit trong đoạn gen gắn thêm là:

   * Xét đoạn gen gắn thêm:

Ta có:

\(\begin{gathered} 2A + 3G = H \hfill \\ \Leftrightarrow 2.40 + 3G = 185 \hfill \\ \Rightarrow G = \frac{{185 - 80}}{3} = 35(nu) \hfill \\ \end{gathered} \)

Vậy: A = T = 40 (nu)

G = X = 35 (nu).

   * Xét đoạn gen sau đột biến:

- Số lượng nuclêôtit của gen sau đột biến:

                          2400 + ( 40 + 35 ). 2 = 2550 (nu)

- Chiều dài của gen sau đột biến:

      L = N/2 x 3,4 Ǻ = 2550/2 x 3,4 Ǻ = 4335 (Ǻ)

b) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi bị đột biến:

- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến:

      G = X = 30% . 2550 = 765 (nu)

      A = T = 2550/2 – 765 = 510 (nu)

- Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi bị đột biến là:

      A = T = 510 – 40 = 470 (nu)

      G = X = 765 – 35 = 730 (nu)

Câu 5:

5.1

- Bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định.

 Quy ước gen:               M: bình thường;          m: bệnh máu khó đông

- Người phụ nữ bình thường nhưng có cha bị mắc bệnh máu khó đông nên người phụ nữ này phải nhận 1 giao tử Xm từ người cha, do đó:

Kiểu gen của người vợ là:                             XMXm

Kiểu gen của người chồng (bình thường) là: XMY

- Sơ đồ lai:           P:      Chồng bình thường   x   Vợ bình thường

                                                  XMY                            XMXm

                                          G:             X,  Y                       X, Xm

                            F1:                    XMXM : XMXm : XMY : XmY

- Vậy xác suất:

+ 2 con trai bình thường XMY:            1/4  . 1/4 = 1/16

+ 2 con trai bị bệnh XmY:                     1/4 . 1/4 = 1/16

5.2

a) Sơ đồ phả hệ

b) Xác định kiểu gen của 3 người con của cặp vợ chồng nói trên:

- Theo đề bài, ta nhận thấy người con gái thứ 1 bị bệnh nên có kiểu gen aa

=> Cặp vợ chồng nói trên đều có kiểu gen dị hợp Aa.

- Vậy người con trai thứ 2 và người con trai thứ 3 có kiểu gen AA hoặc Aa.

Câu 6:

a. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có các thành phần chủ yếu:

- Thành phần không sống: đất, đá,…

- Thành phần sống: thực vật, động vật, vi sinh vật

b.* Quan hệ giữa các cá thể cùng loài:

- Hỗ trợ cùng loài: Xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi.

+ Bình thường các cá thế cùng loài sống tụ tập bên nhau, tạo ra các quần tụ cá thế.

Ví dụ: Trâu, bò, ngựa đi ăn thành bầy, đàn; chim di cư theo bầy...

·       Quần tụ giúp các cá thể tìm kiếm ăn, tự vệ, sinh sản tốt hơn.

·       Ở thực vật, hiện tượng cây liền rễ giúp chống gió, chống mất nước tốt hơn.

·       Mức độ quần tụ thay đổi tùy loài, tùy điều kiện cụ thể.

- Cạnh tranh cùng loài: Xảy ra khi gặp điều kiện quá bất lợi như thiếu thức ăn, chỗ ở...

+  Hiện tượng tự tỉa cành: Trong điều kiện cây bị che khuất, thiếu ánh sáng, các cành bị che khuất chết đi gọi là tự tỉa cành. Hiện tượng này giúp cây tiết kiệm năng lượng tiêu hao ở phần bị che khuất.

+ Tăng độ tử vong, giảm độ thụ tinh: Khi mật độ cá thể trong loài quá dày đặc dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, dẫn đến đói, dịch bệnh làm một số chết đi, mặt khác làm cho khả năng sinh sản cũng sẽ giảm xuống.

+ Cạnh tranh sinh học: Là hiện tượng luôn luôn xảy ra trong mỗi loài như các cây giành ánh sáng, nước khoáng; khi có dịch bệnh cá thể nào khỏe mạnh sẽ được sống sót.

+ Ăn lẫn nhau: Xảy ra do quá thiếu thức ăn, chẳng hạn gà ăn trứng saa khi đẻ, cá mẹ ăn cá con... Do vậy trong chăn nuôi và trồng trọt cần phải có mật độ thích hợp và cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng.

* Quan hệ giữa các cá thể khác loài:

- Quan hệ cạnh tranh: hươu và nai cùng ăn cỏ.

- Quan hệ sinh vật ăn thịt với con mồi: hổ khống chế số lượng hươu, nai.

- Quan hệ giữa động vật với thực vật: ĐV sử dụng TV làm thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp; SV tiêu thụ giúp cho SV sản xuất phát tán, sinh sản; góp phần làm cho hệ sinh thái trở nên đa dạng và hoàn chỉnh.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Bình Hòa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?