Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Cao Viên có đáp án

TRƯỜNG THCS CAO VIÊN

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (2 điểm)

Giải thích tại sao 2ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ? Nguyên nhân nào thúc đẩy ADN tự nhân đôi?

Câu 2: (3 điểm)

Ở cà chua tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho hai cây quả đỏ tự thụ phấn, ở F1 nhận được tỉ lệ 7 quả đỏ:1 quả vàng. Xác định kiểu gen của hai cây quả đỏ ở thế hệ P và viết sơ đồ lai kiểm chứng.

Câu 3. (4 điểm)

Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh? Sự kết hợp của ba quá trình này có vai trò gì?

Câu 4: Phân tích mối quan hệ trong sơ đồ sau:

Gen (một đoạn phân tử ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.

Câu 5: (4,5 điểm)

Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm 598 a.a có tỉ lệ: G:A= 4:5.

a. Tính chiều dài của gen?

b. Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần?

c. Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết hyđrô trong gen thay đổi như thế nào?

Câu 6: (4,5 điểm)

Tổng số trứng và thể định hướng được tạo ra từ sự giảm phân trong cơ thể của một gà mái là 128. Các trứng nói trên đều tham gia thụ tinh và hình thành 16 hợp tử. Số NST trong các hợp tử bằng 1248. Xác định

a. Hiệu xuất thụ tinh của trứng

b. Số NST có trong các noãn bào bậc I tạo ra số trứng nói trên.

c. Số NST có trong các thể định hướng được tạo ra

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Vì quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc: Nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc giữ lại một nửa do đó 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ.

- Nguyên nhân thúc đẩy ADN tự nhận đôi: Do quá trình phát triển của tế bào, khi tế bào trưởng thành sẽ tự nhân đôi, đảm bảo các thông tin di truyền từ một tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con nên ADN tự nhân đôi.

Câu 2:

Theo bài ra ta có:

- Qui ước: A qui định quả đỏ; a qui định quả vàng.

- Trong phép lai một cặp tính trạng theo qui luật của MenĐen, tối đa ở thế hệ lai chỉ có 4 kiểu tổ hợp, do đó tỉ lệ 7 đỏ : 1 vàng về thực chất là 4 đỏ: 3 đỏ : 1 vàng.

+ 4 đỏ hay 100% đỏ là kết quả tự thụ phấn của cây có kiểu gen AA.

+ 3 đỏ: 1 vàng là kết quả của tự thụ phấn của cây có kiểu gen: Aa.

- Sơ đồ lai kiểm chứng:

P: AA   x AA                                    P: Aa       x           Aa

GP:  A         A                                      GP:     A, a      ;      A, a

F1     AA (100% )                                F1:  1 AA: 2Aa : 1aa

      100% đỏ                                              75% đỏ: 25% vàng

Tỉ lệ kiểu hình chung ở F1: 175% đỏ : 25% vàng.

                                 Hay     7 đỏ  : 1 vàng.

Câu 3:

* Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân:

- Nguyên phân là hình thức sinh sản của hợp tử, của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Cơ thể đa bào lớn lên nhờ nguyên phân. Khi các cơ quan của cơ thể đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế.

- Nhờ sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của nguyên phân, bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào của một cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của những loài sinh sản vô tính.

* Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân:

- Giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục (noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1) xảy ra ở thời kì chín của tế bào này.

- Nhờ sự phân li của NST trong cặp tương đồng xảy ra trong giảm phân, số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn n NST.nên khi thụ tinh, bộ NST 2n của loài lại được phục hồi.

- Sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa những NST kép trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân 1 đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

* Ý nghĩa sinh học của quá trình thụ tinh

- Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, thực chất là sự kết hợp hai bộ NST đơn bội n để tạo thành bộ NST lưỡng bội 2n của hợp tử.

-  Thụ tinh là cơ chế hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới.

-  Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử khác nhau làm cho bộ NST của loài tuy vẫn ổn định về măt số lượng, hình dạng, kích thước nhưng lại xuất hiên dưới dạng những tổ hợp mới, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.

* Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho mỗi loài giao phối qua các thế hệ cơ thể, đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

Câu 4

- Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN, mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên Protein.

- Prôtein chịu tác động của môi truờng trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

- Bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ là trình tự các nu trong ADN (gen) qui định trình tự các nu trong ARN.

- Qua đó qui định trình tự các axit amin cấu thành nên protein. Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào chịu ảnh huởng của môi truờng biểu hiện thành tính trạng cơ thể.

Câu 5:

a. Tính chiểu dài của gen:

Số N của gen: (598 + 2) x3 x2 = 3600 (Nu)

Chiều dài của gen: (3600 : 2) X 3,4 = 6120 A°

b. Số lượng nuclêôtit từng loại:

A + G = 3600 : 2 = 1800 (Nu) mà G : A = 4: 5 => G : A = 0,8 => G = 0,8A Giải ra ta có: A = T = 1000 (Nu); G = X = 800 (Nu). Số lượng nuclêôtit từng loại do MT cung cấp:

A = T = (2 - 1) X 1000 = 63000 (Nu)

G = X = (2 - 1) X 800 =50400 (Nu)

c. Số liên kết H...

+ Trong aen chưa đột biến: H = (2 X 1000) + (3 X 800) = 4400.

+ Trong aen đột biến: A = T = 1000 - 1 = 999 (Nu)

G = x= 800+ 1 = 801 (Nu)

→ H = (2x999)+ (3x801) = 4401.

Vậy gen đột biến nhiều hơn sen ban đầu 1 liên kết H.

Câu 6:

a. Hiệu xuất thụ tinh của trứng

Cứ 1 noãn bào bậc I giảm phân tạo 1 trứng và 3 thể cực định hướng.

Vậy số số trứng được tạo ra là: 128:(1 + 3) = 32

Có 16 hợp tử tức là có 16 trứng được thụ tinh. Suy ra hiệu xuất thụ tinh của trứng bằng: HSTT = \(\frac{{16}}{{32}}x100 = 50\% \)

b. Số NST trong các noãn bào bậc I:

Số NST trong các hợp tử: 16 x 2n = 1248 => 2n = \(\frac{{1248}}{{16}} = 78NST\)

Số noãn bào bậc I = Số trứng tạo ra = 32

Số NST có trong các noãn bào bậc I: 32 x 2n = 32 x 78 = 2496 NST

c. Số NST có trong các thể định hướng

Số thể định hướng được tạo ra: 3 x 32 = 96

Số NST có trong các thể định hướng: 96.n = 96 x 39 = 1824

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Cao Viên có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?