TRƯỜNG THCS VÕ VĂN KIỆT | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG Môn: SINH HỌC 8 Năm học: 2020 – 2021 Tổng thời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3,0 điểm).
Phân biệt các loại khớp xương ở người? Vì sao các loại khớp xương có khả năng cử động khác nhau?
Câu 2: (4,5 điểm).
a. Viết sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn? Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu là gì?
b. Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120 – 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm so với người trưởng thành? Nhịp tim của một em bé là 120 lần / phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong một chu kỳ tim của em bé đó.
Câu 3: (2,5 điểm).
Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
Câu 4: (4,5 điểm).
a. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở cơ quan nào của hệ tiêu hóa? Giải thích.
b. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan nên kiêng ăn mỡ?
Câu 5: (2,5 điểm).
Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào? Vai trò của hoạt động bài tiết đối với cơ thể người?
Câu 6: (3,0 điểm)
a. So sánh cấu tạo và chức năng của bán cầu não với tủy sống ở người?
b. Tại sao khi chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Phân biệt các loại khớp xương ở người? Vì sao các loại khớp xương có khả năng cử động khác nhau?
* Phân biệt các loại khớp xương ở người:
Khớp bất động | Khớp bán động | Khớp động |
Các xương khớp cố định với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do các mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá | Loại khớp mà 2 đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp | Bề mặt 2 xương khớp nhau có lớp sụn trơn bóng và đàn hồi. Giữa khớp có túi hoạt dịch chứa chất dịch nhầy, trơn |
Không cử động được → tạo thành hộp, thành khối → BV nội quan, nâng đỡ | Cử động được nhưng hạn chế → BV các cơ quan quan trọng | Phạm vi cử động rộng và linh hoạt → Cơ thể vận động dễ dàng |
VD: Khớp giữa các xương sọ và khớp giữa các xương mặt | Khớp giữa các đốt sống, giữa 2 xương háng, giữa các xương sườn với cột sống | Khớp giữa các xương tay, giữa các xương chân, khớp giữa hộp sọ và đốt sống cổ thứ nhất. |
* Các loại khớp xương có khả năng cử động khác nhau? Vì:
- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Khớp bán động cử động hạn chế vì diện khớp của phẳng và hẹp.
- Khớp bất động không cử động được vì các xương khớp cố định với nhau.
Câu 2:
a. - Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thất trái → Động mạch chủ → Mao mạch trên cơ thể → Tĩnh mach chủ trên (dưới) → Tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất Phải → ĐM phổi → MM phổi → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái
- Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu:
+ Tim: Co bóp tạo áp lực đẩy máu qua các hệ mạch
+ Hệ mạch: Dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)
b.
- Ở người, tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì kéo dài 0,8 s; gồm 3 pha: pha nhĩ co (0,1 s), pha thất co (0,3 s), pha dãn chung (0,4 s).
* Thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em là : 60/120 = 0,5s < 0,8s
=> Vậy thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em giảm so với người trưởng thành.
* Tính thời gian của các pha trong một chu kỳ tim của em bé đó.
- Tỷ lệ co tâm nhĩ : co tâm thất : dãn chung = 1: 3: 4
- Thời gian của các pha, ở em bé trên: Tâm nhĩ co 0,0625 s; tâm thất co 0,1875 s; dãn chung: 0,25 s.
Câu 3:
- Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí.
- Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu làm ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản
- Tham gia bảo vệ phổi:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhầy do niêm mạc giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông nhung quét chúng ra khỏi khí quản
+ Nắp thanh quản ( sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp không cho thức ăn lọt vào đường hô hấp khi nuốt
+ Các tế bào lim phô ở cá hạch amidan , V.A tiết các kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm
Câu 4:
a. Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột non
* Giải thích:
+ Ở miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt cơ học.
Sự biến đổi hóa học mới chỉ có thức ăn Gluxit và prôtêin được biến đổi bước đầu.
+ Ở ruột non, có đủ các loại enzim được tiết ra từ các tuyến khác nhau đổ vào ruột để biến đổi tất cả các loại thức ăn về mặt hóa học thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
b. * Vai trò của gan:
- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.
- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).
- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.
- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...
* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.
Câu 5:
* Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
- Sự tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận gồm 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận: Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ 30-40Ao. Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc → Tạo thành nước tiểu đầu. Các TB máu và Pr ở lại trong máu.
+ Quá trình hấp thu các chất cần thiết ở ống thận (có sử dụng năng lượng ATP, các chất được hấp thu lại: các chất dinh dưỡng, H2O, các ion cần thiết như Na+, Cl-).
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết ở ống thận → Tạo thành nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.
- Nước tiểu chính thức vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái chờ thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, bóng đái và cơ bụng.
* Vai trò của hoạt động bài tiết đối với cơ thể người: Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại ra môi trường để duy trì ổn định môi trường trong tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi chất diễn ra bình thường.
Câu 6:
a) So sánh cấu tạo và chức năng của bán cầu não với tủy sống ở người?
* Giống nhau:
- Đều được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng.
- Chất xám gồm các thân nơ ron và sợi nhánh, chất trắng gồm các sợi trục hợp thành đường dẫn truyền.
- Đều thực hiện 2 chức năng: Điều khiển phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh.
* Khác nhau:
ĐĐ | Đại não | Tủy sống |
Cấu tạo | - Có dạng bán cầu, nằm trong hộp sọ - Chất xám nằm ngoài làm thành một lớp liên tục gọi là vỏ não, chất trắng bên trong. - Có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt | - Có dạng hình trụ, nằm trong ống xương sống - Chất xám bên trong làm thành một dải dài, chất trắng bên ngoài. - Không có nhiều khe và rãnh (trừ một số rãnh dọc) |
Chức năng | - Là trung khu của các phản xạ có điều kiện và của ý thức - Có sự phân vùng chức năng | - Là trung khu của các phản xạ không điều kiện và không có ý thức. - Ko có phân vùng chức năng |
b. Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim mạch.
- Nếu hành tủy bị tổn thương → ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp và hoạt động tim mạch → dễ tử vong.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 8 năm 2020 trường THCS Võ Văn Kiệt có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: