Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 8- Phòng GD & ĐT Lập Thạch có đáp án

PHÒNG GD & ĐÀO TẠO LẬP THẠCH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

MÔN HÓA HỌC 8

THỜI GIAN: 150 PHÚT

Phần I: Trắc nghiệm: Chọn phương án đúng  A, B, C hoặc D trong các câu sau:

Câu 1: Khí nào dưới đây thu bằng cách úp ống nghiệm?

A. H2                       B. O2                  C. NO2                          D. CO2.

Câu 2: Thành phần không khí luôn bị tác động bởi các yếu tố khác nhau:           

a) Khí thải từ các nhà máy.

b) Cây xanh quang hợp.

c) Các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu xăng, dầu.

d) Sản xuất vôi.

e) Sự hô hấp.

Yếu tố làm ô nhiễm không khí là

A. a, b, c .          B. c, d, e.            C. b, c, d.                            D. a, c, d.

Câu 3: Không khí tự nhiên là hỗn hợp nhiều khí, có thể kể ra một số khí cơ bản sau: nitơ, oxi, cacbonđioxit, hơi nước, lưu huỳnh đioxit. Khí nào thuộc loại đơn chất?              

A. nitơ và cacbonđioxit.

B. nitơ và oxi.

C. hơi nước và lưu huỳnh đioxit.

D. oxi và cacbonđioxit.

Câu 4: Một hợp chất khí được tạo bởi hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 75% về khối lượng. Công thức hoá học của hợp chất khí là

A. CH4           B. C2H2                  C. C2H4                                 D. C2H6.

Câu 5: Oxit nào dưới đây có tên gọi đinitơ pentaoxit?

A. NO2.           B. N2O.                   C. N2O3.                             D. N2O5.

Câu 6: Cho các hợp chất sau: CaO, SO3, NH3, MnO2. Hóa trị của Ca, S, N, Mn lần lượt là

A.  I, III, III, II.                                                         B. II, III, III, IV.          

C. II, VI, III, IV.                                                       D. I, VI, III, IV.

Câu 7: Đốt  cháy hoàn toàn m (g) CH4 cần dùng 0,4 (g) khí O2 thu được 1,4 (g) CO2 và 1,6(g) H2O. m có giá trị là

A. 2,6g.              B. 2,5g.                       C. 1,7g.                           D. 1,6g.

Câu 8: Cho công thức hoá học của các oxit sau: MgO; SO2; K2O; FeO; CO2; P2O5. Số oxit axit là     

A. 6                     B. 3                             C. 4                                  D. 2

Phần II : Tự Luận (8 điểm)

Câu 9 (2,5 điểm):

Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết phản nào xảy ra sự oxi hóa ?

a) FeS2 + O2 →   Fe2O3 +  SO2

b) Al4C3 +  H2O →  Al(OH)3  + CH4

c) Fe(OH)2  + O2  +  H2O  →  Fe(OH)3 

d) CnH2n+2   +  O2  →  CO2  +  H2O

Câu 10 (3 điểm):

1, Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, một học sinh đã lấy lượng hoá chất KClO3, KMnO4 đem nung nóng, đều thu được a mol khí oxi. Viết phương trình phản ứng và tính khối lượng mỗi chất cần lấy?

2, Trong một bình kín có thể tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc) và 4,8 g Mg. Đốt Mg trong bình kín cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng chất có trong bình sau phản ứng. Biết khí oxi chiếm 20% thể tích không khí và còn lại là  khí nitơ.

Câu 11(2,5 điểm):  Quá trình quang hợp của cây xanh diễn ra theo sơ đồ phương trình phản ứng:

CO2  +  H2O  → (C6H10O5)n  +  O2

                         tinh bột

a) Hoàn thành phương trình phản ứng và nêu biện pháp bảo vệ không khí trong lành?

b) Tính khối lượng tinh bột thu được và thể tích khí O2(đktc) đó giải phóng nếu lượng nước tiêu thụ là 5 tấn và lượng khí CO2 tham gia phản ứng dư. Cho hiệu suất phản ứng là 80%.

Cho C = 12, O = 16, H =1, N =28, Mg =24, K =39, Mn =55, Cl = 35,5

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm: Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0,25x8 = 2 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

B

A

D

C

A

B

 

 

Phần 2: Tự luận (8 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

9

a) 4FeS2 + 11O2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 +  8SO2

b) Al4C3 +  12H2O   →  4Al(OH)3  +  3CH4

 c) 4Fe(OH)2  + O2  +  2H2O →  4Fe(OH)3 

d) CnH2n+ 2 + O2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) nCO2  + (n+1)H2O

Các phản ứng xảy ra sự oxi hóa là a, c, d

0,5

0,5

0,5

 

0,5

   0,5

10

1. Các phương trình phản ứng xảy ra

2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)2KCl + 3O2                                                   (1)

2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2                               (2)

Theo (1),(2) ta có:

nKClO3 = 2/3nO2 = 2/3a = (mol) → mKClO3 = 2/3a.122,5 (g)

nKMnO4 = 2nO2 = 2a (mol) → mKMnO4 = 2a.158 = 316a (g)

 

0,25

0,25

 

0,5

0,5

 

2) nkk = 5,6/22,4 = 0,25 mol

nO2 = 0,25/5 = 0,05 mol

nN2 = 0,2 mol

nMg = 4,8/24 = 0,2 mol

Phương trình hoá học : 2Mg + O2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2MgO

Theo phản ứng Mg còn dư, oxi phản ứng hết. Sau phản ứng, trong bình gồm:

nMg (tham gia) = n­MgO = 2.nO2 = 2.0,05 = 0,1 mol → mMgO = 0,1.40 = 4 (g)

nMg(còn) = 0,2 -0,1 = 0,1 mol → mMg còn = 0,1.24 = 2,4 (g)

mN2 = 0,2.28 = 5,6 (g).

 

 

 

0,5

 

0,25

0,25

0,25

0,25

 

 

 

 

 

11

a) 6nCO2 +  5nH2O \(\xrightarrow{{diep\,luc}}\) (C6H10O5)n  +  6nO2

                                                                         Tinh bột

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta cần: Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh và hạn chế rác thải ra môi trường…..

b) Theo phương trình hoá học trên :

Số mol tinh bột (C6H10O5)n = 1/5n .số mol H2O = (5.106)/(18.5n) = 106/18n (mol).

Số mol O2 = 6n/5n . số mol H2O = (6n.5.106)/(5n.18) = 106/3 (mol).

Khối lượng tinh bột thu được là: (106/18n).162n.0,8  = 7,2.106 (g) = 7,2 (tấn).

Thể tích khí oxi: VO2 = (106/3).22,4.0,8 = 5,973.106 (lít) = 5973 m3

0,5

 

  0,25

 

0,5

 

0,25

0,5

0.5

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học 8- Phòng GD & ĐT Lập Thạch có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?