Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 12 trường THPT Tôn Đức Thắng

 

SỞ GD - ĐT NINH THUẬN                                                          ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2

TRƯỜNG TPHT TÔN ĐỨC THẮNG                                            MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12

               (Đề chính thức).                                                          NĂM HỌC: 2015 - 2016

                                                                           Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

                   

ĐẾ 1:

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Nắng Ba Đình mùa thu

Thắm vàng trên lăng Bác

Vẫn trong vắt bầu trời

Ngày tuyên ngôn Độc lập. 

 

Ta đi trên quảng trường

Bâng khuâng như vẫn thấy

Nắng reo trên lễ đài

Có bàn tay Bác vẫy.  

 

Ấm lòng ta biết mấy

Ánh mắt Bác nheo cười

Lồng lộng một vòm trời

Sau mái đầu của Bác...

(Nắng Ba Đình – Nguyễn Phan Hách)  

Câu 1. Văn bản trên được trình bày theo các phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

“Ta đi trên quảng trường. Bâng khuâng như vẫn thấy. Nắng reo trên lễ đài. Có bàn tay Bác vẫy”

Câu 3.  Đoạn thơ trên gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của nước ta?

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 4. (3,0 điểm)

Giáo sư Ngô Bảo Châu khi nói về sự thành công đã chia sẻ: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê và quả cảm.

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 – 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.   

Câu 5. (4,0 điểm)

Anh chị  hãy phân tích nhân vật T’Nú trong truyện ngắn Rừng Xà Nu Của Nguyễn Trung Thành để thấy được khuynh hướng sử thi của tác phẩm?

--------------------------------------------HẾT------------------------------------------

Họ và tên học sinh:…………………………………… Lớp…………….. SBD:……………………….

Giám thị không giải thích gì thêm

ĐẾ 2:

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

“…Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

 Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

            Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.”

                                                                  (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh).

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Vì sao?
2. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của chúng.
3. Hãy nêu nội dung của đoạn trích.

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 4. (3,0 điểm)

Diễn giả nổi tiếng Nick Vujicic – chàng trai khuyết tật kỳ diệu nhất thế giới đã từng nói:“Nếu tôi thất bại tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ ?”

            Anh (chị) sẽ đối thoại với Nick như thế nào? Hãy trình bày quan điểm của mình bằng một bài văn nghị luận khoảng 300 - 400 từ.

Câu 5. (4,0 điểm)

Anh chị  hãy phân tích nhân vật T’Nú trong truyện ngắn Rừng Xà Nu Của Nguyễn Trung Thành để thấy được khuynh hướng sử thi của tác phẩm?

--------------------------------------------HẾT------------------------------------------

Họ và tên học sinh:…………………………………… Lớp…………….. SBD:……………………….

Giám thị không giải thích gì thêm

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ 1:

 

Câu

Ý

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Biểu điểm

PHẦN: ĐỌC HIỂU

 

Phần I: Đọc hiểu 

 

 Câu 1   

1

Trả lời đúng theo cách:

+ Phương thức miêu tả (0,5đ)

+ Phương thức biểu cảm(0,5đ)

1,0 đ

 Câu 2

2

- Biện pháp tu từ: nhân hóa (nắng reo) (0,5đ)

- Hiệu quả: thể hiện không khí vui tươi phấn khởi và niềm hạnh phúc lớn của cả dân tộc trong ngày vui trọng đại t(0,5đ)

1,0 đ

 Câu 3

3

- Sự kiện lịch sử được gợi ra là: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quãng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (1,0đ)

* Lưu ý: Học sinh trả lời được trọn ý thì được 1 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời 0 điểm  

1,0 đ

PHẦN LÀM VĂN

 Câu 4

 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7,0 đ)

Giáo sư Ngô Bảo Châu khi nói về sự thành công đã chia sẻ: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê và quả cảm.

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 – 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

 

 

 

a.Yêu cầu về kĩ năng":

-  Viết đúng thể thức một bài văn nghị luận, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.

- Bố cục ba phần phải cân đối, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.

- Diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực.

- Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi câu, từ, chính tả.T

b. Kến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ các yêu cầu cơ bản sau:

 

0,25 đ

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu cụ thể

 

a

Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: phương pháp của thành công là: Kỉ luật, đam mê và quả cảm.

0,25 đ

b

- Giair thích:

+ Kỉ luật: tuân theo những quy định có tính chất bắt buộc đối với hành động của các thành viên trong một tổ chức, cộng đồng; tự đưa ra nguyên tắc quy định cho bản thân để tạo nề nếp, thói quen tốt.

+ Đam mê: những trạng thái cảm xúc mãnh liệt vượt trên trạng thái cảm xúc bình thường; làm việc gì đó với tất cả sự nhiệt tình, vui thích, hứng thú.

+ Quả cảm: có quyết tâm, có dũng khí, dám đương đầu với những nguy hiểm để làm những việc nên làm.

Ý kiến của Ngô Bảo Châu khẳng định: biết sống theo khuôn khổ kỉ luật, có niềm đam mê và có dũng khí, dám đương đầu với thử thách sẽ thành công.

- Bàn luận:

+ Con người sống có kỉ luật sẽ kiểm soát được suy nghĩ và hành động, tạo nề nếp thói quen tốt, có ý thức trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ một cách cao nhất và tự giác nhất.

+ Đam mê, hứng thú mãnh liệt sẽ tạo ra nguồn năng lượng bất ngờ, thổi bùng lên nhiệt huyết, giúp con người tỏa sáng.

+ Quả cảm sẽ giúp con người có ý chí, nghị lực, tự tin, dám gánh vác những khó khăn, dám đối đầu với thất bại, tạo ra những đột phá, bước ngoặt trong cuộc sống.

+ Sự kết hợp của ba phẩm chất đó là chìa khóa của sự thành công.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Kỉ luật, đam mê, quả cảm là chìa khóa đi đến thành công. Phê phán lối sống vô kỉ luật, sống thụ động, không có đam mê, không dũng cảm đương đầu với khó khăn thử thách.

+ Từ đó, nêu hướng hành động riêng của bản thân.

0,25 đ

0,25 đ

 

 

 

 

0,25 đ

0,25 đ

 

 

 

0,75đ

 

 

 

0,5 đ

c

Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luân.

0,25 đ

Câu 5

 

Nghị luận văn học

 

 

 

a. Yêu cầu về kĩ năng

- Viết đúng thể thức một bài văn nghị luận văn học về phân tích nhân vật

- Bố cục ba phần phải cân đối, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.

- Diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực.

- Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

 

b. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ các yêu cầu cơ bản sau:

 

0,5 đ

 

 

Yêu cầu cụ thể:

* Mở bài:

- Dẫn dắt được vấn đề mà đề yêu cầu

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: T’Nú hình ảnh tiêu biểu cho số phận đau thương và phẩm chất kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

0,5 đ

 

 

* Thân bài:

- T’Nú là một con người gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng. (dẫn chứng)

+ Khi đi liên lach bị giặc vây các ngã đường thì T’Nú xé rừng mà đi ……bị giặc bắt thì nuốt luôn cái thư vào bụng……Khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay thì vẫn không kêu than...

 

0,5 đ

 

 

- T’Nú là một người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân (dẫn chứng)

+ Mồ côi được dân làng nuôi.

+ Chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập T’Nú nén nỗi đau, bản thân hai lần bị tra tấn dã man.

0,5 đ

 

 

- T’Nú cong là một người giàu tình yêu thương: yêu thương vợ con, gắn bó với dân làng Xô man, với quê hương đất nước của anh.

+ T’Nú yêu thương vợ con rất mực... chứng kiến vợ con anh bị giế, anh đã không kìm được nỗi đau đang đốt chát trong lòng... "chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn" 

+ T’Nú gắn bó với dân làng... trên đường trở về thăm làng anh đã nhớ từng gốc cấy, tiếng chày giã gạo. 

0,5 đ

 

 

- T’Nú còn là người có ý thức và kỉ luật cao.

+ Xa bản làng ba năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về. Anhchỉ về đúng một đêm như quy định  trong giấy phép.

0,5 đ

 

 

- Đặc biệt hình ảnh bàn tay T’Nú là chi tiết nghệ thuật giàu sức ám ánh:  bàn tay ấy cũng có một cuộc đời (dẫn chứng)

+ Đó là bàn tay trung thực và tình nghĩa.

+ Mai cầm bàn tay ấy mà khóc khi T’Nú thoát ngục trở về.

+ Mười ngọn đuốc từ ngón tayT’Nú đã châm bùng ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô man.

0,5 đ

 

 

* Kết bài:

- Có thể nói nhân vật T’Nú mang đậm tính chất sử thi mang đậm tính chất sử thi. Nhân vật ấy gánh nặng số phận lịch sử.

- Khẳng định lại vấn đề:về hình ảnh của T’Nú.

- Rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động qua nhân vật T’Nú.

0,5 đ

 

* Lưu ý: Giáo viên chấm bài chú ý đến phương pháp làm bài của học sinh có thể tích hợp vận dụng các phương pháp. Khuyến khích những bài có sự sáng tạo.

-------------------HẾT---------------------

{-- Xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là đề thi học kì 2, lớp 12 môn Ngữ văn của trường THPT Tôn Đức Thắng, các em học sinh có thể tham khảo đề thi và đáp án của đề thi bằng cách tải toàn bộ tài liệu. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bộ 7 đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2016đề cương ôn thi học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2017 để có thêm kiến thức và kĩ năng làm bài trong kì thi sắp tới. Mong các em thử sức với đề thi thật tốt và đạt kết quả như mong muốn trong kì thi sắp tới!

-- MOD NGỮ VĂN Chúng tôi (tổng hợp)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?