TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 12
TỔ: VĂN – ANH NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: NGỮ VĂN; Chương trình: CHUẨN
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
Đề:
(Đề kiểm tra có 01 trang)
I. Đọc - hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Sau chiều tan học mưa rơi
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Trích Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân)
1. Cho biết thể thơ? (1.0 điểm)
2. Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? (0.5 điểm)
3. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? (0.5 điểm)
4. Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ảnh hưởng của quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. (Trình bày trong khoảng 5-7 câu) (1.0 điểm)
II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm):
Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) để thấy được tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn hai người mẹ này.
Hết
* * * * * * - & - * * * * * *
Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
( Gồm: 03 trang)
Phần/ Câu | Nội dung | Biểu điểm |
I. | Đọc - hiểu: | (3,0) |
| * Yêu cầu chung: - Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
|
1. | Xác định thể thơ? | 1,0 |
| 1.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá khả năng nhận biết về thể thơ được sử dụng trong đoạn trích. | |
1.2. Đáp án: Thể thơ Tự do – 6 tiếng |
| |
1.3. Hướng dẫn chấm: |
| |
- Trả lời đúng như đáp án. | 1,0 | |
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời. | 0,0 | |
2. | Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? | 0,5 |
| 2.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá khả năng nhận biết những hình ảnh về quê hương được nhà thơ đề cập đến trong đoạn trích. |
|
2.2. Đáp án: Những hình ảnh về quê hương: Bàn tay mẹ, bát canh ngọt ngào, vàng hoa bí, giậu mồng tơi, bờ dâm bụt, dòng sữa mẹ,... |
| |
2.3. Hướng dẫn chấm: |
| |
- Trả lời đúng như đáp án. | 0,5 | |
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời. | 0,0 | |
3. | Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? | 0,5 |
| 3.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá khả năng nhận biết của học sinh về phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ. |
|
3.2. Đáp án: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/nghệ thuật. |
| |
3.3. Hướng dẫn chấm: |
| |
- Trả lời đúng như đáp án. | 0,5 | |
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời. | 0,0 | |
4. | Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ảnh hưởng của quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. (Trình bày trong khoảng 5-7 câu) | 1,0 |
| 4.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá mức độ tình cảm, suy nghĩ, hiểu biết của học sinh liên quan đến vấn đề. |
|
| 4.2. Đáp án: Đoạn văn giàu cảm xúc, suy nghĩ chân thành, sâu sắc về quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. |
|
| 4.3. Hướng dẫn chấm: |
|
| - Trả lời đúng như đáp án hoặc có cách trả lời khác nhưng đúng đắn, thuyết phục, diễn đạt rõ ràng. | 1,0 |
| - Cơ bản trả lời thuyết phục nhưng diễn đạt còn lòng vòng. | 0,5 |
| - Trả lời không thuyết phục, diễn đạt lủng củng hoặc không trả lời. | 0,0 |
II. | Tạo lập văn bản: | (7,0) |
5.
| Phân tích nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) để thấy được tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn hai người mẹ này. |
|
| 5.1. Mục đích câu hỏi: Nhằm đánh giá một số năng lực sau: Tạo lập văn bản nghị luận; giải quyết vấn đề: Kết nối thông tin với vấn đề thực tiễn của cuộc sống, từ đó bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết của bản thân; Sáng tạo; Cảm xúc. |
|
5.2. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng hợp lý các thao tác lập luận phân tích, so sánh, chứng minh, bình luận cùng các phương thức biểu đạt để viết bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng có cảm xúc. | ||
5.3. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”, nhân vật bà cụ Tứ; tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhân vật người đàn bà hàng chài, học sinh có thể trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục, không được thoát li văn bản, thái độ nghiêm túc, cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ: bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Sau đây là một vài gợi ý: | ||
* Mở bài: Giới thiệu đúng vấn đề cần nghị luận: Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ: bà cụ Tứ (Vợ nhặt-Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu). | 0,5 | |
* Thân bài: | 6,0 | |
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. | 0,5 | |
- Phân tích để thấy tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ: bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu): | 3,0 | |
+ Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà cụ Tứ: | 1,5 | |
+ Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người đàn bà hàng chài. | 1,5 | |
- Khẳng định tài năng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu trong việc xây dựng hai nhân vật này góp phần hoàn thiện chân dung về người phụ nữ Việt Nam. | 1,5 | |
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ;văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1,0 | |
* Kết bài: Đánh giá lại vấn đề cần nghị luận. | 0,5 | |
5.4. Tiêu chí và mức độ đánh giá: |
| |
- Tốt: Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Nội dung trình bày rất thuyết phục. Bài viết giàu cảm xúc,sáng tạo. Còn mắc một vài lỗi về chính tả, dùng từ. | 7,0 – 6,0 | |
- Khá: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ. Nội dung trình bày còn sơ sài. Còn mắc một vài lỗi về chính tả, dùng từ. | 5,75 –4,0 | |
- Trung bình: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Nội dung trình bày còn sơ sài. Còn mắc một vài lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. | 3,75 - 2,75 | |
- Yếu: Đáp ứng chưa đạt các yêu cầu về kĩ năng. Nội dung trình bày còn rất sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. | 2,5 – 1,0 | |
- Kém: Chưa đáp ứng được các yêu cầu trên. Nội dung không thuyết phục. Hoặc học sinh không làm bài. | 0,75-0,25 |
{-- Xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là đề thi học kì 2, Ngữ văn lớp 12 trường THPT Phan Bội Châu năm 2016, các em học sinh có thể tải toàn bộ tài liệu về làm tư liệu trong quá trình học tập và ôn thi. Các em có thể tham khảo thêm bộ 7 đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2016 và đề cương ôn thi học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2017 để củng cố kiến thức và kĩ năng thật tốt trước khi bước vào kì thi. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới!
-- MOD NGỮ VĂN Chúng tôi ( tổng hợp)