Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 Trường THPT Phan Chu Trinh.

SỞ GD & ĐT

TỈNH NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 50 phút

 

Câu 1: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.

B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.

D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

Câu 2: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ

A. Bậc 3.                         B. Bậc 6.                         C. Bậc 4.                         D. Bậc 5.

Câu 3: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu?

(1) Bảo tồn đa dạng sinh học.

(2) Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(3) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.

(4) Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(5) Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng, … trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Đáp án đúng là:

A. (2), (4) và (5).         B. (1), (2) và (5).         C. (1), (3) và (4).          D. (2), (3) và (5).

Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thì phát biểu nào sau đây đúng.

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.

B. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen.

C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và biến đổi không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

D. Khi không có các nhân tố đột biến, chọn lọc tự nhiên và di nhập gen thì tần số Alen và thành phần kiểu gen của quần thể không thay đổi.

Câu 5: Bể cá cảnh được gọi là:

A. Hệ sinh thái nhân tạo.                                    B. Hệ sinh thái “khép kín”.

C. Hệ sinh thái vi mô.                                          D. Hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 6: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng:

A. Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.

B. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

C. Vận động đồng bào dân tộc sống trồng rừng định canh, định cư.

D. Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.

Câu 7: Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo (12.108 calo) → Giáp xác  → Cá mương (H3,2 = 8%) → Cá quả (1152.103 calo, H4,3 = 10%) (trong đó Hn, n-1 là hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng tương ứng). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất là:

A. 15%.                           B. 8%.                             C. 6%.                             D. 12%.

Câu 8: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:

A. Giảm hiệu quả nhóm.                                      B. Giảm tỉ lệ sinh.

C. Tăng giao phối tự do.                                      D. Tăng cạnh tranh.

Câu 9: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường:

A. Hô hấp của động vật, thực vật.                  B. Lắng đọng vật chất.

C. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải.            D. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 10: Nếu hiệu suất sinh thái qua các bậc dinh dưỡng là khoảng 10%. Năng lượng ở sinh vật sản xuất là 100 đơn vị, thì năng lượng ở bậc dinh dưỡng thứ 5 sẽ bằng:

A. 10.                              B. 1.                                 C. 0.1.                              D. 0.01.

Câu 11: Khi nói về dòng năng lượng ở hệ sinh thái thì câu sai là:

A. 90% năng lượng được truyền lên bậc trên.         B. Trong mỗi dòng, NL chỉ được dùng 1 lần.

C. Càng lên bậc cao thì dòng NL càng giảm.    D. NL truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên cao.

Câu 12: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. Cộng sinh.                 B. Hội sinh.                    C. Hợp tác.                     D. Kí sinh.

Câu 13: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:

A. Tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.

B. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.

C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.

D. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.

Câu 14: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:

A. Đường cong chữ S.  B. Giảm dần đều.          C. Đường cong chữ J.        D. Tăng dần đều.

Câu 15: Xét các yếu tố sau đây:

I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể.

III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.

IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:

A. I, II và IV.                  B. I và II.                        C. I, II và III.                  D. I, II, III và IV.

Câu 16: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.           B. Do nhu cầu sống khác nhau.

C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.   D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.

Câu 17: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?

A. Nhiệt độ.                   B. Hữu sinh.                  C. Ánh sáng.                  D. Nước.

Câu 18: Tính đa dạng về loài của quần xã là:

A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.

B. Số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

C. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

D. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

Câu 19: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có cấu trúc gồm:

A. Các yếu tố khí hậu.                                          B. SV sản xuất, tiêu thụ và phân giải.

C. Các chất hữu cơ và vô cơ.                              D. Sinh cảnh và SV.

Câu 20: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?

A. Ánh sáng.                  B. Nhiệt độ.                   C. Kẻ thù.                       D. Thức ăn.

Câu 21: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?

A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.

B. Những con cá sống trong một cái hồ.

C. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.

D. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.

Câu 22: Trong một HST, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó  A= 500kg, B=600 kg, C=5000kg, D=50kg, E=5kg. 

    Hệ sinh thái này có chuỗi thức ăn sau là có thể xảy ra?

A. A®B®C®D.            B. C®A®D®E.            C. E®D®C®B.            D. E®D®A®C.

Câu 23: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

A. Cạnh tranh cùng loài.                                     B. Quan hệ hỗ trợ.

C. Cạnh tranh khác loài.                                      D. Kí sinh cùng loài.

Câu 24: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:

A. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.

B. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.

C. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất.

D. Làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.

Câu 25: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường.

A. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.        B. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.

C. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.           D. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất.

Câu 26: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?

A. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

B. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.

C. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.

D. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

Câu 27: Nếu cả 4 HST dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau (sinh khối của tảo đơn bào ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau). Con người ở HST nào trong số 4 HST đó bị nhiễm độc nhiều nhất.

A. Tảo đơn bào ® thân mềm® cá  ® người.                      

B. Tảo đơn bào ® cá  ® người.

C. Tảo đơn bào ® ĐV phù du ® giáp xác® cá ® chim ® người. 

D. Tảo đơn bào ® ĐV phù du ® cá  ® người.

Câu 28: Trong lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn, bậc dinh dưỡng nào sau đây có sinh khối lớn nhất?

A. Bậc dinh dưỡng cấp 3.                                    B. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.

C. Bậc dinh dưỡng cấp 1.                                    D. Bậc dinh dưỡng cấp 2.

Câu 29: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là:

A. Có đôi tai dài và lớn.                                       B. Kích thước cơ thể nhỏ.

C. Cơ thể có lớp mở dày bao bọc.                      D. Ra mồ hôi.

Câu 30: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa (2,1.106 calo) → Sâu ăn lúa (1,2.104 calo) → Chim ăn sâu (1,1.102 calo) → Diều hâu (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất là:

A. 0,57%.                       B. 0,92%.                       C. 0,0052%.                   D. 45,5%.

 

 

SỞ GD & ĐT

TỈNH NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 50 phút

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

C

C

C

A

C

D

D

B

D

A

A

B

C

D

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

B

A

B

B

A

B

A

D

A

A

B

C

C

A

Trên đây là đề thi học kì 2 của trường Phan Chu Trinh, để xem thêm các đề thi học kì 2 môn Sinh của các trường khác các em hãy đăng nhập vào Chúng tôi.net và tìm hiểu thêm nhé. Hi vọng đề thi này bổ ích cho các em ôn thi học kì và kì thi THPT QG sắp tới. Ngoài ra các em có thể xem thêm các tài liệu liên quan như:

Chúc các em thi tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?