Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 Trường THPT Ninh Hải.

 SỞ GD & ĐT

TỈNH NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT NINH HẢI

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 50 phút 

 

Câu 1: Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ                           B. Chim sáo và trâu rừng

C. Trùng roi và mối                                              D. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa

Câu 2: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?

A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê

B. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa

C. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ

D. Những con cá sống trong một cái hồ

Câu 3: Trường hợp một số cá thể bắt đầu di cư khỏi quần thể thường do nguyên nhân nào?

A. Kích thước của quần thể dưới mức tối thiểu       B. Kích thước của quần thể vượt mức tối đa

C. Quần thể có kích thước tối thiểu                  D. Nguồn sống trong quần thể đã cạn kiệt

Câu 4: Trong lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn, bậc dinh dưỡng nào sau đây có sinh khối lớn nhất?

A. Bậc dinh dưỡng cấp 1                                     B. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất

C. Bậc dinh dưỡng cấp 2                                     D. Bậc dinh dưỡng cấp 3

Câu 5: Trong thiên nhiên kiểu phân bố nào của các cá thể trong quần thể xảy ra phổ biến nhất.

A. Kiểu phân bố theo nhóm                                B. Kiểu phân bố đặc trưng

C. Kiểu phân bố ngẫu nhiên                               D. Kiểu phân bố đồng đều

Câu 6: Đăc trưng nào quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

A. Tỷ lệ giữa các nhóm tuổi                               B. Tỉ lệ giới tính

C. Mật độ cá thể của quần thể                            D. Sự phân bố cá thể của quần thể

Câu 7: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động

A. Theo chu kì mùa                                              B. Không theo chu kì

C. Theo chu kì nhiều năm                                   D. Theo chu kì tuần trăng

Câu 8: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. Hội sinh                     B. Hợp tác                      C. Cộng sinh                  D. Kí sinh

Câu 9: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái?

A. Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật

B. Quan hệ giữa động vật ăn thịt với con mồi

C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2

D. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật

Câu 10: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi nào?

A. Đang sinh sản và sau sinh sản                       B. Trước sinh sản và đang sinh sản

C. Đang sinh sản                                                   D. Trước sinh sản

Câu 11: Trong điều kiện môi trường lí tưởng, đường cong mô tả sự tăng trưởng số lượng cá thể quần thể có dạng:

A. Hình chữ S                B. Hình chữ L                C. Hình chữ J                 D. Hình chữ Z

Câu 12: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ

A. Bậc 6                          B. Bậc 4                          C. Bậc 3                          D. Bậc 5

Câu 13: Tính đa dạng về loài của quần xã là:

A. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

B. Số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

C. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

Câu 14: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. Chết hàng loạt                                                  B. Có sức sống trung bình

C. Phát triển thuận lợi nhất                               D. Có sức sống giảm dần

Câu 15: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có thành phần hữu sinh gồm:

A. SV sản xuất, tiêu thụ và phân giải                 B. Sinh cảnh và SV

C. Các chất hữu cơ và vô cơ                               D. Các yếu tố khí hậu

Câu 16: Khi nói về dòng năng lượng ở hệ sinh thái thì câu sai là:

A. NL truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên cao          B. Trong mỗi dòng, NL chỉ được dùng 1 lần.

C. 90% năng lượng được truyền lên bậc trên.         D. Càng lên bậc cao thì dòng NL càng giảm

Câu 17: Điều nào sau đây không  phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?

A. Do cạnh tranh gay gắt giữa  các loài trong quần xã

B. Do chính hoạt động  khai thác tài nguyên của con người

C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu

D. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã

Câu 18: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là :

A. Giới hạn sinh thái    B. Khoảng gây chết      C. Khoảng thuận lợi     D. Khoảng chống chịu

Câu 19: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:

A. Tăng kích thước quần thể tới mức tối đa

B. Tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong

C. Giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu

D. Duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp

Câu 20: Trong một HST, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó A= 500kg, B= 600 kg, C= 5000kg, D= 50kg, E= 5kg. 

    Hệ sinh thái này có chuỗi thức ăn sau là có thể xảy ra ?

A. E®D®A®C             B. C®A®D®E             C. E®D®C®B             D. A®B®C®D

Câu 21: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã được biểu hiện ở các dạng:

A. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh

B. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

C. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác

D. Kí sinh, hợp tác, ức chế cảm nhiễm

Câu 22: Số lượng cá cơm ở vùng biển Peru 7 năm biến động một lần .Đây là kiểu biến động theo chu kỳ:

A. Tuần trăng                B. Mùa                            C. Ngày đêm                  D. Nhiều năm

Câu 23: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

A. 0,57%                        B. 45,5%                        C. 0,0052%                    D. 0,92%

Câu 24: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể

B. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể

C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít

D. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường

Câu 25: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:

A. Lăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái

B. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ

C. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất

D. Làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

Câu 26: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:

A. Tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy

B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo

C. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau

D. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao

Câu 27: Bể cá cảnh được gọi là:

A. Hệ sinh thái “khép kín”                                   B. Hệ sinh thái tự nhiên

C. Hệ sinh thái nhân tạo                                      D. Hệ sinh thái vi mô

Câu 28: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng                B. Do nhu cầu sống khác nhau

C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài    D. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài

Câu 29: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:

A. Ức chế - cảm nhiễm                                        B. Hợp tác

C. Cạnh tranh                                                        D. Hội sinh

Câu 30: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?

A. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định

B. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt

C. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định

D. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái

 

 

SỞ GD & ĐT

TỈNH NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT NINH HẢI

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 50 phút

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

A

B

A

A

B

A

C

D

B

C

B

D

C

A

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

D

A

D

B

C

D

A

B

D

C

C

B

A

C

 
Trên đây là đề thi học kì 2 của trường Ninh Hải, để xem thêm các đề thi học kì 2 môn Sinh của các trường khác các em hãy đăng nhập vào Chúng tôi.net và tìm hiểu thêm nhé. Hi vọng đề thi này bổ ích cho các em ôn thi học kì và kì thi THPT QG sắp tới. Ngoài ra các em có thể xem thêm các tài liệu liên quan như:

Chúc các em thi tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?