SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI | ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018 | |
TRƯỜNG THPT TRẦN NHẬT DUẬT | Bài thi: TOÁN | |
ĐỀ CHÍNH THỨC | Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề | |
(Đề thi có 04 trang) |
|
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Câu 1: Đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2 - x}}{{x + 2}}\) có phương trình là
A. \(x = - 2.\) B. \(y = 2.\) C. \(y = - 1.\) D. \(x = - 1.\)
Câu 2. Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{x - 1}}\).
A. \(D = \left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right).\) B. \(D = \left( { - \infty ;1} \right).\) C. \(D = \left( {1; + \infty } \right).\) D. \(D = R\backslash \left\{ 1 \right\}.\)
Câu 3. Tìm giá trị cực tiểu \({y_{CT}}\) của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 2\)
A. \({y_{CT}} = - 25.\) B. \({y_{CT}} = - 24.\) C. \({y_{CT}} = 7.\) D. \({y_{CT}} = - 30.\)
Câu 4. Cho hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}.\) Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng ?
A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;1)\) và nghịch biến trên khoảng \((1; + \infty )\).
B. Hàm số nghịch biến trên \(R\backslash \left\{ 1 \right\}\).
C. Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(( - \infty ;1)\) và \((1; + \infty )\).
D. Hàm số nghịch biến trên R.
Câu 5. Cho hàm số \(y = - {x^3} + 3{x^2} - 3x + 1\), mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. Hàm số luôn luôn nghịch biến. B. Hàm số luôn luôn đồng biến.
C. Hàm số đạt cực đại tại \(x=1\) D. Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=1\)
Câu 6. Hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 4\) nghịch biến khi x thuộc khoảng nào sau đây:
A. \(\left( { - 3;0} \right)\) B. \(\left( { - 2;0} \right)\) C. \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) D. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
Câu 7. Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} - 3x + 2\) trên đoạn \(\left[ { - 1;2} \right]\).
A. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} f\left( x \right) = - 2.\) B. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} f\left( x \right) = 0.\) C. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} f\left( x \right) = 4.\) D. \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { - 1;2} \right]} f\left( x \right) = 2.\)
Câu 8. Đồ thị ở hình bên là của hàm số nào?
A. \(y = \left| {{x^3} - 2{x^2} + 3x} \right|\) B. \(y = {\left| x \right|^3} - 2{x^2} + 3\left| x \right|\)
C. \(y = \left| {\frac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x} \right|\) D. \(y = \frac{1}{3}{\left| x \right|^3} - 2{x^2} + 3\left| x \right|\)
Câu 9. Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên \(R\backslash \left\{ { \pm 1} \right\}\), liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như hình vẽ. Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 10. Số giao điểm của ĐTHS \(y = 2{x^4} - {x^2}\) với trục hoành là:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
----Để xem tiếp nội dung vui lòng xem online hoặc tải về----
Trên đây là phần trích dẫn đề thi học kỳ 1 môn Toán lớp 12. Để xem chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy. Ngoài ra, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm một số đề thi học kì 1 môn Toán lớp 12 Trường THPT Kim Liên năm học 2017 - 2018 có đáp án chi tiết