SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 2 trang) | ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2018-2019 Môn: HOÁ - Lớp: 12 KHTN Thời gian làm bài: 45 phút |
Đề 208: Cho nguyên tử gam của : C = 12 ; O = 16 ; H = 1 ; N = 14 ; Na = 23 ; K = 39 ; Cl = 35,6.
Câu 1: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,1M tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M thì thu được dung dịch Y. Biết Y tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,4M thì thu được dung dịch chứa 3,52 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là
A. (H2N)2C3H4(COOH)2. B. H2NC3H5(COOH)2.
C. (H2N)2C2H3COOH. D. (H2N)2C4H6(COOH)2.
Câu 2: Axit glutamic là chất có tính
A. lưỡng tính. B. Bazơ. C. trung tính. D. axit
Câu 3: Trong số các polime sau: xenlulozơ; tơ tằm; tơ nilon 6,6; cao su buna ; poli etylen ; tơ axetat; tơ capron; poli isopren ; poli stiren. Có bao nhiêu chất thuộc loại polime tổng hợp ?
A. 3. B. 6. C. 2. D. 5.
Câu 5: Poli(vinyl clorua) có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)n. B. (-CHCl-CHCl-)n. C. (-CH2-CH2-)n. D. (-CH=CHCl-)n.
Câu 6: Cho dãy chuyển hoá sau: ; .
X và Y lần lượt là
A. Đều là ClH3NCH2COONa. B. ClH3NCH(CH3)COOH và H2NCH(CH3)COONa.
C. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa. D. ClH3NCH(CH3)COOH và ClH3NCH(CH3)COONa.
Câu 7: Cho anilin tác dụng với các chất sau: dd Br2, dd HCl, dd NaOH, NaCl. Số phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 8: Để phân biệt 3 dung dịch glyxin, axit glutamic và etyl amin chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. Cu(OH)2. B. dd NaOH. C. AgNO3/NH3. D. quỳ tím.
Câu 9: Công thức tổng quát của aminoaxit no, có 1 nhóm amino và 1 nhóm COOH, mạch hở là:
A. CnH2n+2O2N2 B. CxHyOzNt C. CnHn+3O2N D. CnH2n+1O2N
Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2 ?
A. Anilin. B. Benzylamin. C. Phenylmetylamin. D. Phenylamin.
Câu 11: Các chất sau được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần:
A. NH3, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3NH2, CH3NHCH3.
B. CH3NHCH3, C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
C. C6H5NH2, CH3NH2, NH3, C2H5NH2, CH3NHCH3.
D. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3.
Câu 12: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 25.000 B. 12.000 C. 15.000 D. 24.000
Câu 13: Tên gọi của polime có công thức (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO)n là
A. nilon - 6. B. nilon - 6,6 C. nilon - 7. D. tơ nitron.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X, thu được 10,08 lít CO2 ; 1,68 lít N2 (đktc) và 12,15 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C3H9N. C. C4H9N. D. C2H7N.
Câu 15: Thủy phân hoàn toàn 29,2 gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dd NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,22 B. 41,6 C. 1,36 D. 1,64
Câu 16: Polime (–CH2–CH =CH–CH2 –CH(C6H5)–CH2 –)n
Được điều chế từ các monome nào do phản ứng trùng hợp
A. CH2=CHC6H5, CH2=CHCN. B. CH2=CH – CH=CH2 , CH2=CHCl.
C. CH2=CH – CH=CH2, CH2=CHC6H5. D. CH2=CH – CH=CH2, CH2=CHCN.
Câu 17: Cho 5,4 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam. B. 0,85 gam. C. 9,78 gam. D. 8,15 gam.
Câu 18: Số đồng phân amin bậc hai ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 8. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 19: Tơ enang được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây ?
A. NH2-[CH2]5-COOH. B. NH2-[CH2]3-COOH.
C. NH2-[CH2]6-COOH. D. NH2-[CH2]4-COOH.
Câu 20: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
B. Aminoaxit là những chất rắn, ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, không tan trong nước.
C. Metylamin, etylamin, đimetylamin, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước .
D. Để lâu trong không khí, anilin chuyển sang màu đen vì bị oxi hóa bởi oxi không khí.
Câu 21: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Aminoaxit tác dụng được với các chất: dd NaOH, dd HCl, C2H5OH.
B. Số nguyên tử H trong phân tử aminoaxit có một nhóm amino luôn lẻ.
C. Aminoaxit là những chất rắn, ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, tan trong nước.
D. Các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: metyl amin, amoniac, lysin, anilin.
Câu 22: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dd NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là
A. 68,10 gam. B. 64,86 gam. C. 65,13 gam D. 77,04 gam.
Câu 23: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ vizco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, bông, tơ capron, tơ enang những loại tơ nào thuộc loại tơ thiên nhiên ?
A. Tơ tằm và bông. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
C. Tơ nioln-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 25: Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin vào 200 ml dung dịch HCl 1M, được dung dịch Y, Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của axit glutamic trong X là
A. 66,82%. B. 66,67%. C. 33,33%. D. 33,49%.
Câu 26: Cho m gam valin phản ứng hết với dd KOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 23,25 gam. Giá trị m đã dùng là
A. 17,55 gam. B. 7,5 gam. C. 8,9 gam. D. 9,9 gam.
Câu 27: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác là α-aminoaxit.
B. Các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: metyl amin, amoniac, lysin.
C. Anilin (C6H5NH2) tác dụng được dd HCl, dd Br2, dd NaOH.
D. Anbumin tác dụng được với H2O (xt H2SO4), Cu(OH)2/OH-.
Câu 28: Cho các loại tơ sau : 1.(-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n ; 2. (-NH-[CH2]5-CO-)n. ;
3. [C6H7O2(OOCCH3)3]n . Tơ thuộc loại poliamit là
A. 1, 3. B. 1, 2, 3. C. 2, 3. D. 1, 2.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
B. Khi thay thế các nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng các gốc hiđrocacbon ta được amin.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
D. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
Câu 30: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 13,35 gam X tác dụng vừa đủ với dd KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,05 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH.
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề thi HK1 có đáp án môn Hóa 12 trường THPT Nguyễn Du- Đồng Tháp. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập