Đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Chu Văn Thịnh

TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH

KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Hóa học, lớp 12

Thời gian làm bài: 60 phút

(không tính thời gian phát đề)

 

Câu 1: Hợp chất của kim loại kiềm thổ phổ biến và có nhiều ứng dụng nhất là hợp chất của kim loại

A. Be.                              B. Ca.                              C. Mg.                             D. Ba.

Câu 2: Chất nào không có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.                    B. NaHCO3.                    C. Al2O3.                         D. AlCl3.

Câu 3: Phương trình hoá học nào sau đây sai?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑                              B. Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

C. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O       D. 2Cr + 6HCl →2CrCl3 + 3H2

Câu 4: Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns2.                             B. ns1.                             C. (n-1)dxnsy.                 D. ns2np1.

Câu 5: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. CuSO4 và ZnCl2.                     B. CuSO4 và HCl.

C. ZnCl2 và FeCl3.                       D. HCl và AlCl3.

Câu 6: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là

A. Fe(OH)3.                    B. Fe2O3.                         C. Fe2(SO4)3.                  D. FeSO4.

Câu 7: X là một oxit của sắt. X tác dụng với dung dịch HCl thu được 2 muối. Công thức phân tử của X là

A. Fe3O4.                         B. FeO2.                          C. Fe2O3.                         D. FeO.

Câu 8: Chất được sử dụng bó bột khi xương bị gãy trong y học là

A. CaSO4 khan.             B. MgSO4.7H2O.            C. CaSO4.2H2O.             D. CaSO4.H2O.

Câu 9: Nguyên liệu để sản xuất nhôm trong công nghiệp là

A. đất sét.                       B. cao lanh.                    C. mica.                          D. quặng boxit.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Nhôm là kim loại lưỡng tính, nhôm hiđroxit là bazơ lưỡng tính, nên chúng đều có thể tan trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

B. Hỗn hợp 2 kim loại Al và K (với tỉ lệ mol 1 : 1) có thể tan hoàn toàn trong nước.

C. Nhôm có khả năng tan trong các dung dịch NaOH, KHSO4 và HCl.

D. Nhôm bền trong không khí là do tạo lớp màng oxit bảo vệ, nhôm bền trong nước do nhôm tác dụng với H2O tạo ra Al(OH)3 ngăn không cho nhôm tiếp xúc với H2O.

Câu 11: Khối lượng bột nhôm để điều chế 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phương pháp nhiệt nhôm (hiệu suất của phản ứng là 90% tính theo Al) là

A. 81,0 gam.                   B. 45,0 gam.                   C. 40,5 gam.                   D. 54,0 gam.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Fe(OH)2 có tính bazơ và tính khử.

B. Al và Cr đều không tác dụng với axit HNO3 đặc, nguội.

C. SO3 và CrO3 đều là oxit axit và có tính oxi hoá mạnh.

D. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử.

Câu 13: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ắc quy cũ như tại thôn Đông Mai (xã Chỉ Đạo, H.Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là

A. đồng.                                                                   B. chì.

C. magie.                                                                 D. sắt.

Câu 14: Trên 2 đĩa cân ở vị trí cân bằng có 2 cốc nhỏ giống nhau đựng dung dịch axit clohiđric cùng nồng độ lấy dư. Thêm vào mỗi cốc những khối lượng bằng nhau Mg và Zn. Kết thúc thí nghiệm, ta thấy

A. cân bị lệch về phía cốc có Zn.

B. cân bị lệch về phía cốc có Mg.

C. cân vẫn cân bằng.

D. cân bị lệch về phía cốc có Zn sau đó trở lại cân bằng.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?

A. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.

B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.

C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

D. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.

Câu 16: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe(OH)2.                    B. Fe2O3.                         C. Fe3O4.                         D. FeO.

Câu 17: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 5.                                 B. 4.                                 C. 1.                                 D. 3.

Câu 18: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3?

A. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa.

B. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu.

C. Dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3.

D. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.

Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 8 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,060.                         B. 0,040.                         C. 0,048.                         D. 0,032.

Câu 20: Sắt phản ứng với chất nào sau đây tạo muối Fe(III)?

A. S.                                 B. Cl2.                             C. Dung dịch HCl.         D. Dung dịch CuSO4.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Crom(VI) oxit có tính oxi hoá mạnh.

B. Hợp chất crom(III) không thể hiện tính khử.

C. Crom(III) hiđroxit có tính chất lưỡng tính.

D. Crom không tác dụng với axit nitric đặc, nguội.

Câu 22: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và CaCl2.                                             B. Na2CO3 và HCl.

C. Na2CO3 và Na3PO4.                                          D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 23: Khi cho lượng dư dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch trong ống nghiệm

A. chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.                 B. chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục.

C. chuyển từ màu vàng sang màu da cam.         D. chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

Câu 24: Dung dịch X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng chỉ thu được dung dịch Y và khí Z thoát ra. Chất X là

A. NaCl.                          B. BaCO3.                       C. Na2CO3.                     D. Ba(HCO3)2.

Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường) :

- Cho một ít bột Al vào dung dịch HCl.

- Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3.

- Cho một mẩu Na vào H2O.

- Cho một ít bột Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 1.                                 B. 2.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình ): NaOH  + dd X →  Fe(OH)2 +Y → Fe2(SO4)3 + BaSO4 → Z

Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là:

A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.            B. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.

C. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.                   D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.

Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của crom:

Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là:

A. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.           B. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

C. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4.                 D. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.

Câu 28: Để nhận ra 3 chất riêng biệt : Mg, Al, Al2O3 chỉ cần dùng dung dịch

A. NH3.                           B. NaOH.                        C. HCl.                            D. H2SO4 loãng.

Câu 29: Sục a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol NaOH thu được dung dịch chứa hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3, biểu thức nào sau đây đúng?

A. a < b < 2a                  B. b > 2a                         C. a > b                           D. a = b

Câu 30: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 5.                                 B. 4                                  C. 6.                                 D. 3.

Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 39,4.                           B. 59,1.                           C. 89,4.                           D. 78,8.

Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp gồm MgO và Ca cần một lượng vừa đủ m gam dung dịch HCl 7,3%. Giá trị của m là

A. 135.                            B. 180.                            C. 90.                              D. 45.

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là

A. 5.                                 B. 4.                                 C. 3.                                 D. 6.

Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau:

Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.

Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH.

Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4.                                 B. 5.                                 C. 3.                                 D. 2.

Câu 35: Cho a mol FeS2 và b mol FeCO3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 tạo dung dịch chỉ chứa 1 muối và hỗn hợp khí NO và CO2. Tỉ lệ a : b bằng

A. 2 : 1.                           B. 1 : 3.                           C. 1 : 2.                           D. 3 : 1.

Câu 36: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với nước dư thu được V lít  H2 (đktc) và còn 0,2m gam chất rắn không tan. Cho 0,133 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 97 V lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 6,55.                           B. 6,75.                           C. 6,65.                           D. 6,45.

Câu 37: Cho m gam Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,5M. Kết thúc phản ứng, khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng so với dung dịch AlCl3 ban đầu là 2,4 gam. Giá trị của m gần nhất với

A. 4,13.                           B. 6,20.                           C. 3,44.                           D. 2,50.

Câu 38: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,76.                           B. 2,13.                           C. 4,46.                           D. 2,84.

Câu 39: Dung dịch A gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Dung dịch B gồm AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Cho V1 lít dung dịch A vào V2 lít dung dịch B thu được 427,5V2 gam kết tủa. Tỉ số V1 : V2 là

A. 3,5 và 3.                     B. 3.                                 C. 2,537 và 3,5.             D. 3,5.

Câu 40: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm 25% số mol hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 dư, khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa (m + 284,4) gam muối và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 18. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 . Giá trị của m là

A. 151,2.                         B. 102,8.                         C. 199,6.                         D. 78,6.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Chu Văn Thịnh. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?