Đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 có đáp án Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng

SỞ GD-ĐT AN GIANG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HƯỞNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là thực hiện quá trình

A. oxi hóa kim loại.   

B. khử kim loại.                    

C. oxi hóa ion kim loại.         

D. khử ion kim loại.

Câu 2: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, FeO, MgO, Al2O3 nung ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Vậy Z là

A. Cu.                                 

B. Cu, Fe.                                           

C. Cu, Fe, MgO, Al2O3.                

D. MgO, Al2O3.

Câu 3: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây, thu được dung dịch X. Dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Al2O3. Giá trị m là (Cho: MAl = 27, MO = 16)

A. 10,200.                                           

B. 5,100.                                             

C. 12,750.                                           

D. 6,375.

Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm là

A. ns2.                                  

B. ns1.                                                  

C. np1.                                                 

D. ns2np5.

Câu 5: Các kim loại kiềm đều có kiểu mạng tinh thể

A. lập phương tâm diện.        

B. lục phương.                       

C. lập phương tâm khối.        

D. tứ diện đều.

Câu 6: Cho các dãy kim loại kiềm thổ: Be, Ca, Sr, Ba. Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Ba.                         

B. Sr.                                      

C. Be.                                     

D. Ca.

Câu 7: Dung dịch nào dưới đây có khả năng làm mềm tính cứng toàn phần của nước cứng?

A. NaOH.                   

B. Ca(OH)2.                           

C. Na2CO3.                            

D. HCl.

Câu 8: Một hợp chất của canxi có nhiều trong đá vôi, đá hoa, đá phấn, là thành phần chính của vỏ và mai các loài sò, ốc, cua… Nó được dùng làm bột nhẹ, phấn viết bảng, sản xuất xi măng, chất độn cho cao su… Hợp chất đó là

A. CaO.                                               

B. Ca(OH)2.                                       

C. CaSO4.                                           

D. CaCO3.

Câu 9: Theo tài liệu của Liên Xô để lại, trữ lượng boxit ở Tây Nguyên khoảng 8 tỉ tấn. Từ quặng boxit người ta điều chế ra một kim loại nhẹ có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Kim loại đó là

A. nhôm.                                

B. sắt.                                     

C. đồng.                                 

D. kẽm.

Câu 10: Chất nào sau đây lưỡng tính?

A. Al2O3.                               

B. Al2(SO4)3.                         

C. NaAlO2.                            

D. AlCl3.

Câu 11: Phèn chua ngoài công dụng làm trong nước, người ta còn sử dụng phèn chua trong ngành thuộc da, làm giấy, bảo quản gỗ, làm chất cầm màu khi nhuộm vải sợi,… Công thức hóa học của phèn chua là

A. K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O.                                     

B. Al2(SO4)3.18H2O.

C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                   

D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 12: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3 thấy xuất hiện

A. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.             

B. kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa không tan.

C. kết tủa màu lục xám, sau đó kết tủa tan dần.                    

D. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.

Câu 13: Khi cho kim loại Ba vào dung dịch nào dưới đây sẽ không xuất hiện kết tủa?

A. H2SO4.                              

B. Ba(HCO3)2.                       

C. NaNO3.                             

D. K2CO3.

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng sau:  Al  →   X  →  Y  →   Z →   Al. (Biết X, Y, Z là các hợp chất của nhôm)

 Vậy X, Y, Z lần lượt là

A. Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3.                                    

B. Al(OH)3, NaAlO2, Al2O3

C. NaAlO2, Al2O3, Al(OH)3.                                                 

D. NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3.

Câu 15: Cho hỗn hợp kim loại gồm a mol Na, b mol Ba và c mol Al vào H2O dư, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và phần không tan Y. Điều kiện phù hợp của a, b và c là

A. a + b < c.               

B. a + 2b <  3c.                      

C. a + 2b < c.                                

D. a < b + c.

Câu 16: Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. H2SO4, NaHCO3, NaNO3.                                    

B. HNO3, Na2CO3, CO2.

C. K2CO3, HCl, MgO.                                                           

D. NH4Cl, CaCO3, SO2.

Câu 17: Một dung dịch X có chứa nhiều các ion: Ca2+; HCO3-, NO3-, Cl-. Đun sôi X, để nguội được dung dịch Y. Dung dịch Y thuộc loại

A. nước cứng toàn phần.                                                        

B. nước mềm. 

C. nước cứng vĩnh cửu.                                                         

D. nước cứng tạm thời.

Câu 18: Dẫn 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X chứa 0,2 mol NaOH và 0,3 mol Ca(OH)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là (Cho MCa = 40 ; MC = 12 ; MO = 16 ; MH = 1)

A. 50.                         

B. 10.                                     

C. 30.                                     

D. 20.

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 12 gam một kim loại kiềm thổ X vào lượng dư nước, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại X là (Cho MSr = 88; MMg = 24; MCa = 40; MBa = 137)

A. Mg.                        

B. Sr.                                      

C. Ba.                                     

D. Ca.                         

Câu 20: Hòa tan hết a mol hỗn hợp kim loại gồm Na, K và Ba vào H2O dư, thu được dung dịch X và 13,44 lít khí H2 (đktc). Chia X thành 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: tác dụng hoàn toàn với 5,6 lít (đktc) CO2 thu được 39,4 gam kết tủa.

+ Phần 2: cho vào 100ml dung dịch gồm H2SO4 1,5M và Fe2(SO4)3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? (Cho MFe = 56; MO = 16 ; MC = 12 MH = 1 ; MBa = 137 ; MS =32)

A. 57.                         

B. 68.                                     

C. 126.                                   

D. 47.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ 2, HÓA HỌC 12

1D

2A

3B

4B

5C

6C

7C

8D

9A

10A

11D

12A

13C

14D

15C

16B

17C

18D

19D

20A

21B

22C

23A

24D

25A

26A

27B

28B

29A

30C

31B

32D

33B

34D

35A

36D

37C

38A

39B

40D

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 có đáp án Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?