Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Tam Dương II có đáp án

TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG II

ĐỀ THI HỌC KỲ II

Năm học: 2018-2019

Môn: Sinh Học 12

Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề

Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu sai về đồng quy tính trạng ?

(1). Chọn lọc tự nhiên tiến hành trên một đối tượng theo nhiều hướng.

(2). Chọn lọc tự nhiên trên nhiều đối tượng theo một hướng.

(3). Chọn lọc tự nhiên trên một đối tượng theo một hướng xác định.

(4). Làm các sinh vật khác nhau có nguồn gốc chung.

A. 3.                                 B. 4.                                 C. 2.                                 D. 1.

Câu 2: Có 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 môi trường khác nhau. Quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất ?

A. Quần thể A sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2.

B. Quần thể B sống trong môi trường có diện tích 210m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2.

C. Quần thể D sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2.

D. Quần thể C sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2.

Câu 3: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu sai ?

(1) Ở động vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng, thì tốc độ sinh trưởng và phát triển ngắn.

(2) Ở loài tôm sú thời gian của chu kì sống ( từ trứng đến trưởng thành ) ở 25o C là 10 ngày đêm, ở 18oC là 17 ngày đêm thì loài tôm này có ngưỡng phát triễn là 8oC.

(3) Các nhân tố sinh thái vô sinh trong môi trường sống có thể làm biến động sổ lượng cá thể của quần thể.

(4) Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm không khí ,đất,nước, xã hội, sinh vật và môi trường trên cạn

(5) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn kích thước của các động vật cùng loài sống ở vùng ôn đới

A. 3.                       B. 4.                            C. 1.                            D. 2.

Câu 4: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự ?

A. Xương đòn của chó nhà và xương mỏ ác của gà.         B. Lá thông và gai xương rồng.

C. Cánh chim bồ câu và cánh chuồn chuồn.                      D. Tua cuốn bí ngô và gai hoa hồng.

Câu 5: Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng ?

A. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì già.

B. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.

C. Tuổi của quần thể là tuổi thọ trung bình của cá thể trong quần thể.

D. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.

Câu 6: Cho các loài sinh vật sau:

(1).Vi sinh vật.                   (2). Chim.                    (3). Con người.                       (4). Thực vật.

(5). Thú.                              (6). Ếch nhái.               (7) Bò sát.                              (8). Nấm.

Có bao nhiêu sinh vật biến nhiệt ?

A. 3.                                 B. 4.                                 C. 5.                                D. 6.

Câu 7: Khi đánh bắt cá có nhiều con non thì nên:

A. Hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.               B. Tăng cường đánh bắt, vì quần thể đang ổn định.

C. Dừng, nếu không sẽ cạn kiệt.                       D. Tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.

Câu 8: Các kỉ trong đại cổ sinh theo thứ tự là:

A. Pecmi → Cacbon → Đêvôn → Silua → Ocđôvic → Cambri.

B. Cambri → Đêvôn → Pecmi → Silua → Jura → Cacbon.

C. Đêvôn → Krêta → Pecmi → Ocđôvic → Cambri → Silua.

D. Cambri → Ocđôvic → Silua → Đêvôn → Cacbon → Pecmi.

Câu 9: Hỗn hợp nào dùng trong thí nghiệm của S.Miller để thu một số loại axit amin

A. O2 , CH4 , NH4.                                                B. Hơi nước, CH4, NH4,  H2.

C. CO2 , O2, hơi nước và NH3.                             D. CO2,CH4, NH4,  Hvà hơi nước.

Câu 10: Các nhân tố tiến hóa sau:    

(1) CLTN.                                      (2) Giao phối ngẫu nhiên.       (3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.             (5) Đột biến.                            (6) Di – nhập gen.

Các nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể ?

A. 2.                                 B. 3.                                 C. 4.                                D. 5.

Câu 11: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào là quan trọng nhất ?

A. Mật độ.                                                               B. Tỉ lệ sinh sản - tử vong.

C. Cấu trúc tuổi.                                                      D. Tỉ lệ đực - cái.

Câu 12: Cho các phát biểu

(1). Trong quá trình phát sinh sự sống, khí quyển nguyên thuỷ không chứa O2.

(2). Từ khi hình thành các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên là giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

(3). Đặc tính sơ khai của sự sống là phân đôi, trao đổi chất với môi trường.

(4). Đại phân tử hữu cơ hình thành nên sự sống là axit nuclêic và lipid.                         

Có bao nhiêu phát biểu sai về sự phát sinh sự sống ?

A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                D. 4.

Câu 13: Cho các nhân tố tiến hóa sau:

(1) Đột biến.                                               (2) Thường biến.                     (3) Di - nhập gen.                   

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.                (5) Giao phối ngẫu nhiên.       (6) Các yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu nhân tố không chi phối quá trình tiến hóa nhỏ ?

A. 4.                                 B. 5.                                 C. 2.                                D. 3.

Câu 14: Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian tiến hoá: 1. người đứng thẳng (H.erectus); 2. người khéo léo (H.habilis); 3. người hiện đại; (H.sapiens); 4. người Neandectan.

A. 2→1→3→4.                                                       B. 2→ 1→4→3.       

C. 1→2→ 3→4.                                                      D. 2→ 4→ 3→1.      

Câu 15: Cho các phát biểu sau:         

(1). Xương sọ tinh tinh phát triển nhanh hơn xương sọ của người ở giai đoạn sau sinh.

(2). Xương sọ tinh tinh phát triển chậm hơn xương sọ của người ở giai đoạn sau sinh.

(3). Xương sọ của tinh tinh và xương sọ của người giống nhau trong giai đoạn bào thai.

(4). Người và tinh về mặt di truyền giống nhau khoảng 98%.

(5). Tinh tinh non có xương hàm phát triển nhanh hơn người nhưng hộp sọ thì lại phát triển chậm hơn.

Có bao nhiêu phát biểu sai về mối quan hệ giữa người và tinh tinh ?

A. 3.                                 B. 1.                                 C. 2.                                D. 4.

Câu 16: Mức độ giống nhau về ADN giữa người và các loài thuộc bộ khỉ là

A. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet →Khỉ Capuchin→ Galago.

B. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Vervet →Khỉ Rhesu→Khỉ Capuchin→ Galago.

C. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Capuchin→Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet→ Galago.

D. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→Khỉ Capuchin→Khỉ Vervet→ Galago.

Câu 17: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P:

0.20AA

+

0,30Aa

+

0,50aa

=

1

F1

0.30AA

+

0,25Aa

+

0,45aa

=

1

F2

0.40AA

+

0,20Aa

+

0,40aa

=

1

F3:

0.55AA

+

0,15Aa

+

0,30aa

=

1

F4:

0,75AA

+

0.10Aa

+

0,15aa

=

1

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này ?

A. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.

C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

Câu 18: Lịch sử phát triển của Trái Đất trải qua các đại địa chất:

A. Đại Thái cổ → đại cổ sinh → đại Nguyên sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh

B. Đại Thái cổ → đại Trung sinh → đại cổ sinh → đại Nguyên sinh → đại Tân sinh.

C. Đại Nguyên sinh → đại Thái cổ → đại cổ sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh.

D. Đại Thái cổ → đại Nguyên sinh → đại cổ sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh.

Câu 19: Trong quần thể sinh vật, khi phân chia cấu trúc tuổi ,người ta chia thành :

A. Tuổi chưa thành thục và tuổi thành thục.         B. Tuổi sơ sinh,tuổi sinh sản, tuổi già.

C. Tuổi sinh trưởng và tuổi phát triển.                  D. Tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể.

Câu 20: Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau đã chứng tỏ nguồn gốc chung của sinh giới thuộc:

A. Bằng chứng phôi sinh học.                                 B. Bằng chứng địa lí – sinh học.

C. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.                    D. Bằng chứng sinh học phân tư.̉

Đáp án từ câu 1-20 đề kiểm tra học kì II môn Sinh học lớp 12

Câu

ĐA

1

A

2

D

3

C

4

C

5

B

6

C

7

C

8

D

9

B

10

D

11

A

12

A

13

C

14

B

15

A

16

A

17

A

18

D

19

D

20

D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Tam Dương II có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?