TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 12
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
HỌ VÀ TÊN:…………………………………..
LỚP :…………………………..
Câu 1(NB) Dao động được mô tả bằng biểu thức x = Acos(ωt + φ), trong đó A, ω, φ là hằng số, được gọi là dao động gì?
A. Tuần hoàn B. Tắt dần
C. Điều hoà D. Cưỡng bức
Câu 2(NB) Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là:
A. Tần số dao động B. Chu kì dao động
C. Pha ban đầu D. Tần số góc
Câu 3(NB) Trong các công thức sau, công thức nào dùng để tính tần số dao động nhỏ của con lắc đơn:
- f = 2π\(\sqrt {g/l} \). B. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {l/g} \) C. 2π\(\sqrt {l/g} \). D.\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {g/l} \)
Câu 4(NB) Hai dao động điều hoà: x1 = A1cos (ωt + φ1) và x2 = A2cos (ωt + φ2). Biên độ dao động tổng hợp của chúng đạt cực tiểu khi:
A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2
C. φ2 – φ1 = 2kπ D. φ2 – φ1 = π/4
Câu 5(NB): Sóng ngang là sóng có phương dao động:
A. là phương thẳng đứng.
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng
D. là phương nằm ngang.
Câu 6(NB): Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động có:
A. cùng biên độ. B. cùng tần số và có hiệu số pha không đổi.
C.cùng tần số. D.cùng pha ban đầu.
Câu 7(NB) Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây khoảng cách giữa hai nút sóng hoặc hai bụng sóng liên tiếp bằng:
A. \(\lambda \) /4. B. \(\lambda \) /2.
C. \(\lambda \) . D. 2\(\lambda \) .
Câu 8(TH) Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà
A. Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng của vật tăng
- Khi động năng của vật tăng thì thế năng cũng tăng
- Khi vật dao động ở vị trí cân bằng thì động năng của hệ lớn nhất
- Khi vật chuyển động về vị trí biên thì động năng của vật tăng
Câu 9(TH) Trong dao động điều hoà, giá trị gia tốc của vật:
A. Tăng khi giá trị vận tốc tăng B. Không thay đổi
C. Giảm khi giá trị vận tốc tăng D. Tăng hay giảm tuỳ thuộc vào giá trị vận tốc ban đầu của vật.
Câu 10(TH) Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\cos (\pi t + \frac{\pi }{6})cm\) . Chu kỳ dao động của vật nhận giá trị nào sau đây:
- 1s B. 2s
C. 0,5s D.4s
Câu 11(TH) Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k = 20N/m dao động với biên độ A = 5cm. Cơ năng của vật là:
A. 0,041J B. 0,0016J
C. 0,009J D. 0,025J
Câu 12(TH) Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm hai sóng bằng:
A. hai lần bước sóng B. một bước sóng
C. một nữa bước sóng D. một phần tư bước sóng
Câu 13(TH) Kết luận nào sau đây chắc chắn sai? Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do thì chiều dài dây có thể là :
- 1/4 λ B. 1/2 λ
C. 3/4 λ D. 5/4 λ
Câu 14(TH) Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 kHz.
B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.
C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz.
D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm,hạ âm,siêu âm.
Câu 15(TH) Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 3cos(πt + π/2), pha dao động của chất điểm khi t = 1 s là
A.π (rad). B. 2π (rad)
C. 0,5π (rad) D. 1,5π (rad)
Câu 16(VD) Một vật thực hiện dđđh với chu kì dđ T= 31,4 s và biên độ dđ A= 1m. Tại thời điểm vật đi qua VTCB, vận tốc của vật đó bằng bao nhiêu?
A. 0,5 m/s; B. 0,2 m/s;
C. 2 m/s; D. 3 m/s.
Câu 17(VD) Một vật dđđh với biên độ 4 cm, tần số 20 Hz. chọn góc thời gian là lúc vật có li độ -2\(\sqrt 3 \) cm và chuyển động theo chiều dương đã chọn. Pt dđ của vật là:
A. x = \(4\cos (40\pi t + \pi /3)\) (cm ).
B. x = \(4\cos (40\pi t - 5\pi /6)\) (cm ).
C. x = \(4\cos (40\pi t - \pi /6)\)(cm ).
D. x = \(4\cos (40\pi t + 5\pi /6)\)(cm ).
Câu 18(VD) Một vật dđđh với pt x= 10cos(\(2\pi t + \pi /2)\) (cm) . Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí li độ x= -5 cm đến vị trí li độ x= 5 cm là:
A. 1/6 s B. 2 s
C. 4 s D. 1/3s.
Câu 19(VD) Một con lắc là xo gồm một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 100g gắn với lò xo dao động điều hòa trên phương ngang theo phương trình: \(x = 4c{\rm{os}}(10t + \pi )\) (cm). Độ lớn cực đại của lực kéo về là
A. 20N B. 40N
C. 0,2 N D.0,4 N
Câu 20(VD) Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110 m/s và có bước sóng 0,25 m. Tần số của sóng đó là:
A. 440 Hz B. 27,5 Hz
C. 50 Hz D. 220 Hz
Câu 21(VD) Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m , hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng của sóng truyền trên dây là:
A. 1 m B. 0,5 m
C. 2 m D. 0,25 m
Câu 22(VD). Tại điểm A cách nguồn âm O một đoạn d=100cm có mức cường độ âm là L=90dB, biết ngưỡng nghe của âm đó là: \({I_0} = {10^{ - 12}}\) W/m2 . Cường độ âm tại A là:
A. \({I_A} = 0,01\)W/m2 B. \({I_A} = 0,001\) W/m2
C. \({I_A} = {10^{ - 4}}\)W/m2 D. \({I_A} = {10^{ 8}}\) W/m2
Câu 23(VD). Trên một sợi dây đàn hồi dài 2m, hai đầu cố định có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng trên dây là
A. 2,0m. B. 0,5m.
C. 4,0m. D. 1,0m.
Câu 24(VD). Nguồn phát sóng được biểu diễn: u = 3cos20pt(cm). Vận tốc truyền sóng là 4m/s. Phương trình dao động của một phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng cách nguồn 20cm là
A. u = 3cos(20pt -π/2 )(cm). B. u = 3cos(20pt)(cm).
C. u = 3cos(20pt - p)(cm). D. u = 3cos(20pt +π/2 )(cm).
Câu 25(VD). Một chất điểm khối lượng m = 10g treo ở đầu một lò xo có độ cứng k = 4(N/m), dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Tính chu kỳ dao động.
A. 0,157s B. 0,196s
C. 0,314s D. 0,624s
Câu 26(VDC) Một con lắc đơn có chiều dài dây l1 thì chu kì dđ là T1 = 0,60 s. Nếu dây dài l2 thì chu kì dđ là T2 = 0,5s. Hỏi con lắc đơn có dây dài l= l1+ l2 thì chu kì dđ là bao nhiêu?
A. 0,50 s; B. 0,90 s;
C. 0,78 s; D. 1,05 s.
Câu 27(VDC) Một con lắc lò xo có độ cứng 10N/m, vật nặng có khối lượng 100g, lò xo treo thẳng đứng. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống 1 đoạn 4cm rồi cung cấp cho nó một vậ tốc 30cm/s hướng xuống dưới. Chọn chiều dương hướng lên, mốc thời gian là lúc vật qua vị trí biên dương
- \(x = 4\cos (10t + \pi )cm\) B. \(x = 4\cos (10t)cm\)
C. \(x = 5\cos (10t + \pi )cm\) D. \(x = 5\cos (10t)cm\)
Câu 28(VDC) Một con lắc lò xo thẳng đứng có vật nặng khối lượng m= 500g, lò xo có độ cứng k= 50 N/m, đang dđđh. Khi vận tốc của vật là 40 cm/s thì gia tốc của nó bằng 4\(\sqrt 3 \) m/s2 . Biên độ dđ của vật là:
A. 4 cm; B. 0,04m;
C. 0,08 m; D. 8 cm.
Câu 29(VDC) Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm là hai nguồn sóng kết hợp luôn dao động cùng pha, cùng tần số 80 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Giữa A và B có số điểm dao động với biên độ cực đại là
A. 30điểm.
B. 31điểm.
C. 32 điểm.
D. 33 điểm.
Câu 30(VDC) Sóng dừng trên dây là 2m với 2 đầu cố định. Vận tốc trên dây 20m/s. Tần số dao động của sóng này có giá trị từ 11Hz đến 19Hz. Số bụng và số nút quan sát được trên dây là:
A. 2 bụng, 3 nút
B. 3 bụng, 3 nút
C. 3 bụng, 4 nút
D. 4 bụng, 4 nút.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền theo 4 mức độ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.