SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020
MÔN THI: VẬT LÝ- KHỐI 10
Thời gian làm bài: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(3đ)
Câu 1: Chuyển động thẳng chậm dần đều có
A. Độ lớn vận tốc không thay đổi. D. Độ lớn vận tốc tăng rồi giảm.
B. Độ lớn vận tốc giảm đều. C. Độ lớn vận tốc tăng đều.
Câu 2: Vật chuyển động thẳng biến đổi đều có vận tốc ban đầu v0 và gia tốc a. Vận tốc v của vật sau thời gian chuyển động t là
A. v=v0+at. B. v=a+v0t.
C. v=v0-a.t. D. v=a-v0t.
Câu 3: Chuyển động của vật nào sau đây được xem là rơi tự do
A. Chuyển động của vật ném lên. B. Chuyển động của vật ném xuống.
C. Chuyển động thả rơi viên phấn D. Chuyển động của vật ném ngang.
Câu 4: Một vật được thả rơi tự do ở độ cao h so với mặt đất, tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Thời gian vật chạm đất được xác định bởi biểu thức
A. \({\rm{t = }}\sqrt {\frac{{{\rm{2h}}}}{{\rm{g}}}} .\) B. \({\rm{t = }}\sqrt {\frac{{{\rm{h}}}}{{\rm{g}}}} .\)
C. \({\rm{t = }}\sqrt {\frac{{\rm{g}}}{{{\rm{2h}}}}} {\rm{.}}\) D. \({\rm{t = }}\sqrt {\frac{{\rm{g}}}{{{\rm{h}}}}} {\rm{.}}\)
Câu 5: Đơn vị của momen lực kí hiệu là
A. N/m. B. m/s.
C. N.m. D. s.
Câu 6: Điều kiện nào sau đây không đúng với quy tắc cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của 3 lực có giá đồng quy
A. Hợp hai lực phải cùng chiều với lực còn lại. B. Ba lực tác dụng lên vật cùng thuộc mặt phẳng.
C. Ba lực tác dụng lên vật phải có giá đồng quy. D. Hợp lực của hai lực cân bằng với lực còn lại.
Câu 7: Hai lực song song cùng chiều cùng tác dụng lên một vật. Biết độ lớn của mỗi lực là 6 N và 4 N. Lực tổng hợp tác dụng lên vật có giá trị nào sau đây ?
A. 10 N. B. 14 N.
C. 2 N. D. 7 N.
Câu 8: Một cánh quạt dài 0,6 m quay với tần số 600 vòng/phút. Tốc độ dài tại một điểm ở đầu cánh quạt có giá trị nào sau đây ?
A. 33,5 m. B. 10,7 m/s.
C. 21,3 m/s. D. 37,7 m/s.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của cặp lực cân bằng?
A. Cùng giá. B. Ngược chiều.
C. Cùng độ lớn. D. Không cùng điểm đặt.
Câu 10: Khi xe buýt tăng tốc đột ngột thì người ngồi trên sẽ
A. ngả người sang phải. B. ngả người sang trái.
C. ngả người về phía sau. D. ngả người về phía trước.
Câu 11: Hai vật nhỏ có khối lượng m1=2,5 kg, m2=4 kg đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Lực hấp dẫn giữa hai vật có giá trị nào sau đây ?
B. 6,67.10-7 N. B. 6,67.10-8 N.
C. 5,14.10-8 N. D. 5,14.10-7 N
Câu 12: Vật có khối lượng m=2,5 kg trượt trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát trượt . Lấy g=10 m/s2, lực ma sát trượt tác dụng lên vật có giá trị nào sau đây ?
A. 0,5 N. B. 2,5 N.
C. 0,25 N. D. 5 N.
iI. PHẦN TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 1( 3 điểm ) : Một vật được thả rơi tự do ở độ cao 180 m so với mặt đất, tại nơi có g=10 m/s2.
a. Tính thời gian rơi chuyển động của vật và vận tốc ngay trước khi vật chạm đất.
b. Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng.
Câu 2( 3 điểm ) : Vật có khối lượng m=3 kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Dùng lực có độ lớn F=3 N theo phương ngang kéo vật bắt đầu chuyển động không ma sát.
a. Tính gia tốc chuyển động của vật.
b. Tính quãng đường vật đi được trong thời gian 4 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
c. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 4 kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
Câu 3 (1 điểm ). Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống. Biết rằng, nếu bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì vật trượt được 2,45 m trong giây đầu tiên. Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngiêng là 0,2 thì trong giây thứ 2 vật trượt được quãng đường bao nhiêu . Lấy g = 9,8 m/s2.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ KHỐI 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3điểm )
1B, 2A, 3C, 4A, 5C, 6A, 7A, 8D, 9D, 10C, 11B, 12B.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7điểm )
Câu 1( 3 điểm )
a. Thời gian rơi của vật : \({\rm{t = }}\sqrt {\frac{{{\rm{2h}}}}{{\rm{g}}}} .\) Thay số t=6 (s) | 1 đ |
Vận tốc ngay trước khi vật chạm đất v= gt Thay số v= 60 (m/s) | 1 đ |
b. quãng đường vật rơi được trong 5s : s=1/2 gt2 Thay số s= 125( m) | 0,5 đ |
quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng S = St=6 – St =5 = 180 – 125 = 55 (m) | 0,5 đ |
Câu 2( 3 điểm )
a.Vẽ hình và phân tích được các lực tác dụng lên vật | 0,5 đ |
Viết phương trình định luật 2 Niu tơn dạng vec tơ | 0,5 đ |
Chiếu phương trình và tính đc a= 1 (m/s2) | 0,5 đ |
b. s= v0t + ½ at2 Thay số s= 8 (m) | 0,5 đ |
c. quãng đường vật đi được trong 3s là s= v0t + ½ at2 Thay số s= 4,5 (m) quãng đường vật đi được trong giây thứ 4 là s= 8 - 4,5= 3,5 (m) | 0,5 đ
0,5 đ |
Câu 3( 1 điểm )
Phân tích lực, viết và chiếu được pt định luật 2 Niu Tơn lên 2 trục ox và oy. Vận dụng công thức đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều tính được góc nghiêng = 300 | 0,5 đ |
Phân tích lực, viết và chiếu được pt định luật 2 Niu Tơn lên 2 trục ox và oy. Vận dụng công thức đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều tính được a = 3,2 (m/s2). Tính được quãng đường vật đi được trong giây thứ 2 là 4,8 (m). | 0,25 đ
0,25 đ
|
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Dương Đình Nghệ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.