PHÒNG GD&ĐT TP NINH BÌNH |
ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018 - 2019 Môn:Sinh học - Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: Giun đũa sống kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người:
A. Ruột non B. Gan C. Tá tràng D. Ruột già
Câu 2: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng:
A. Trùng sốt rét. B. Trùng roi xanh.
C. Trùng biến hình. D. Trùng giày.
Câu 3: Ngọc trai được hình thành từ:
A. Lớp đá vôi B. Lớp sừng C. Lớp xà cừ D. Bờ vạt áo
Câu 4: Vì sao khi mưa nhiều, giun đất thường chui lên mặt đất?
A. Giun chui lên tìm ánh sáng. B. Giun chui lên tìm thức ăn.
C. Hang ngập nước, không có nơi ở. D. Giun chui lên để hô hấp.
Câu 5: Dựa vào đặc điểm nào của tôm để người ta sử dụng thính rang làm mồi trong việc cất vó tôm tép:
A. Khứu giác của tôm rất phát triển B. Thị giác của tôm rất phát triển
C. Tôm kiếm ăn vào buổi sáng D. Tôm kiếm ăn vào lúc cập tối
Câu 6: Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ:
A. Mặt lưng B. Mặt bụng
C. Bên hông D. Lưng, bụng đều được
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây phân biệt giữa động vật và thực vật:
A. Có khả năng di chuyển B. Cơ thể sống có cấu tạo từ tế bào
C. Tế bào có thành xenlulôzơ D. Có khả năng tự dưỡng
Câu 8: Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ:
A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi B. Nhện, châu chấu, ruồi
C. Bọ ngựa, tôm, ong D. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ
Câu 9: Thủy tức di chuyển bằng kiểu:
A. Hình thành chân giả B. Chui rúc
C. Sâu đo, lộn đầu D. Bò trong nước
Câu 10: Đôi kìm của Nhện có tác dụng:
A. Cơ quan xúc giác, khứu giác B. Chăng tơ
C. Tiết nọc độc làm tê liệt mồi D. Đưa mồi vào miệng
{-- Từ câu 11 - 20 và đáp án của Đề thi HK1 môn Sinh học lớp 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 21: Vây lưng và vây hậu môn có vai trò
A. Giữ thăng bằng cho cá B. Giúp cá bơi hướng lên trên hoặc xuống dưới
C. Giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả D. Làm cá tiến lên phái trước khi bơi
Câu 22: Tim cá bơm máu giàu CO2 vào
A. Động mạch mang B. Động mạch lưng C. Các mao mạch D. Tĩnh mạch
Câu 23: Hệ tuần hoàn cá chép là hệ tuần hoàn
A. Hở với tim hai ngăn, hai vòng tuần hoàn B. Kín với tim hai ngăn, một vòng toàn hoàn
C. Kín với tim ba ngăn, hai vòng tuần hoàn D. Hở với tim ba ngăn, một vòng tuần hoàn
Câu 24: Các giác quan quan trọng ở cá là
A. Đuôi và cơ quan đường bên B. Mắt và hai đôi râu
C. Mắt, mũi và cơ quan đường bên D. Mắt và hai đôi râu và cơ quan đường bên
Câu 25: Các lớp cá gồm
A. Lớp cá sụn và lớp cá xương B. Lớp cá sụn và lớp cá chép
C. Lớp cá xương và lớp cá chép D. Lớp cá sụn, lớp cá xương và lớp cá chép
Câu 26: Môi trường sống của cá sụn là
A. Nước mặn và nước ngọt B. Nước lợ và nước mặn
C. Nước ngọt và nước lợ D. Nước mặn, nước lợ và nước ngọt
Câu 27: Tập tính sinh sản của cá chép như thế nào
A. Cá cái trong mùa sinh sản, đẻ trứng nhiều khoảng 10-20 vạn trứng vào cây cỏ thủy sinh
B. Cá chép đực bơi sau tưới tinh dịch chưa tinh trùng thụ tinh cho trứng
C. Trứng thụ tinh phát triển thành phôi
D. Cả A, B và C
Câu 28: Tại sao trong sự thụ tinh ngoài số lượng trứng cá chép đẻ ra lại lớn
A. Thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp trứng thụ tinh là rất ít
B. Trứng là mồi cho nhiều động vật khác
C. Điều kiện môi trường môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển trứng
D. Cả A, B và C.
Câu 29: Tên các bộ phận tham gia vào dinh dưỡng ở trai sông là :
A. Ống hút nước B. Ống thoát nước C. Tấm miệng phủ lông D. Cả A, B và C
Câu 30: Vỏ trai được hình thành từ
A. Lớp sừng B. Bờ vạt áo C. Thân trai D. Chân trai
{-- Từ câu 31 - 40 và đáp án của Đề thi HK1 môn Sinh học lớp 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Sinh học lớp 7 năm 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Ninh Bình có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !