ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THCS MINH THẠNH Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 7
I. ĐỌC - HIỂU (7.0 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Văn bản Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ:
a) Em hãy chép nguyên văn phần phiên âm? (1đ)
b) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hiểu như thế nào về thể thơ đó? (0,5đ)
c) Tìm 3 từ ghép Hán Việt có trong bài thơ và giải nghĩa. (0,5 đ)
d) Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? (1đ)
e) Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước? (1 đ)
Câu 2 (3 điểm): Đọc kĩ bài ca dao tìm hai biện pháp tu từ sử và phân tích tác dụng của phép tu từ ấy?
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
II. Làm văn (3.0 điểm)
Kết thúc bài Cổng trường mở ra nhà văn Lý Lan có viết: “Đi đi con, hãy can đảm lên thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu về điều mà người mẹ muốn nhắn nhủ với con.
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. Đọc - hiểu
Câu 1:
a. Em hãy chép nguyên văn phần phiên âm? (1 điểm)
- HS chép lại phần phiên âm mỗi câu đúng (0,25 điểm)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
b. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hiểu như thế nào về thể thơ đó? (1 điểm)
- Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Giải thích: 4 câu, 7 chữ, vần ở câu 1, 2, 4.
c. Nam quốc, Sơn hà, Thiên thư
- Giải thích: nước Nam, sông núi, sách trời.
d. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? (1 điểm)
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
- Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, đánh bại mọi kẻ thù.
e. Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước? Học tập tốt, cống hiến sức lực để bảo vệ và xây dựng đất nước.
Câu 2. “Công cha như núi ngất trời”, tìm hai biện pháp tu từ sử dụng trong bài ca dao và phân tích tác dụng của phép tu từ ấy. (3 điểm)
- HS nêu 2 biện pháp: so sánh, ẩn dụ .
- Tác dụng: hình ảnh trời, núi, biển - ngang tầm với sự vĩnh cữu của vũ trụ.
- Ẩn dụ: núi cao, cù lao → lòng biết ơn sâu nặng của con cái, nhắc nhở đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn”.
II. Làm văn (3.0 điểm)
Từ nội dung của đoạn văn em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về điều mà người mẹ gửi gắm qua đoạn văn. (Khoảng 8 đến 10 câu)
a. Đúng hình thức đoạn văn. (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn)
b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn.
- Mẹ động viên, khích lệ con hãy mạnh dạn lên. Con hãy dũng cảm bước vào một chặng đường mới.
- Mẹ gợi ra thế giới trước mắt con và khẳng định thế giới ấy là của con.
- Thế giới mà nhà trường mở ra sau cánh cổng là tri thức.
- Tình cảm đối với thầy cô, tình bè bạn trong sáng.
- Những ước mơ đẹp đẽ về tương lai.
c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
d. Sáng tạo: kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Lời văn mạch lạc, trong sáng.
* Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ giải thích chung chung, sắp xếp ý lộn xộn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: