Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Vinh Quang

    PHÒNG GD&ĐT PHÚ LỘC                           ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

TRƯỜNG THCS VINH QUANG                                 Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 7

 

ĐỀ 1:

Câu 1: Chép lại chính xác theo trí nhớ:

a. Ba câu tục ngữ về thiên nhiên (1.5 điểm)

b. Ba câu tục ngữ về con người và xã hội (1.5 điểm)

Câu 2: Trình bày nội dung kinh nghiệm từ các câu tục ngữ trên?(3.0 điểm)

Câu 3: Trình bày nghệ thuật, ý nghĩa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm  Văn Đồng. (2.0 điểm)

Câu 4: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy viết  một đoạn văn  ngắn chứng minh truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam. (2.0 điểm)

ĐỀ 2:

Câu 1: Chép lại chính xác theo trí nhớ:

a. Ba câu tục ngữ về lao động sản xuất (1.5 điểm)

b. Ba câu tục ngữ về con người và xã hội (1.5 điểm)

Câu 2: Trình bày nội dung kinh nghiệm từ các câu tục ngữ trên? (3.0 điểm)

Câu 3: Trình bày nghệ thuật, ý nghĩa văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của  Hồ Chí Minh (2.0 điểm)

Câu 4: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết một đoạn văn ngắn chứng minh rằng Bác Hồ của chúng ta rất giản dị trong lối sống. (2.0 điểm)

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

ĐỀ 1:

Câu 1: Chép đúng một câu tục ngữ được. (0,5 điểm).

Câu 2: HS dựa vào nội dung các câu tục ngữ để trình bày nội dung, nghệ thuật, bài học kinh nghiệm rút ra từ những câu tục ngữ đó. Mỗi nội dung trả lời đúng được 1 điểm.

  • Nội dung: (1,5 điểm)
    • Những câu tục ngữ về thiên nhiên nói về cách đo thời gian, dự đoán thời tiết, qui luật nắng mưa gió bão...
    • Thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người: Đạo lí; lẽ sống nhân văn....; Thể hiện những lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: Đấu tranh xã hội; Quan hệ xã hội.
  • Bài học kinh nghiệm: (1,5 điểm)
    • Thể hiện kinh nghiệm quí báu của nhân dân về thiên nhiên...
    • Bài học về quan hệ ứng xử...

Câu 3: HS trình bày được nghệ thuật, ý nghĩa cơ bản sau:

  • Nghệ thuật: (1,0 điểm)
    • Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
    • Lập luận theo trình tự hợp lí.
  • Ý nghĩa: (1,0 điểm)
    • Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Bác.
    • Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Bác.

Câu 4: HS viết được một đoạn văn ngắn theo đúng chủ đề. Bố cục  rõ ràng lời văn trong sáng, lành mạch, mạch lạc. Đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

  • Mở đoạn: Nêu khái quát vấn đề: Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quí báu. (0,5 điểm)
  • Phát triển đoạn: Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian: (1,5 điểm)
    • Trong lịch sử
    • Ngày nay (Trong kháng chiến chống Pháp)
  • Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề đã nêu ở phần mở đoạn. (0,5 điểm)

ĐỀ 2:

Câu 1: Chép đúng một câu tục ngữ được. (0,5 điểm).

Câu 2: HS dựa vào nội dung các câu tục ngữ để trình bày nội dung, nghệ thuật, bài học kinh nghiệm rút ra từ những câu tục ngữ đó. Mỗi nội dung trả lời đúng được 1 điểm.

  • Nội dung: (1,5 điểm)
    • Những câu tục ngữ về lao động sản xuất nói về mùa vụ, kĩ thuật cấy trồng, chăn nuôi…
    • Thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người: Đạo lí; lẽ sống nhân văn…; Thể hiện những lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: Đấu tranh xã hội; Quan hệ xã hội.
  • Bài học kinh nghiệm: (1,5 điểm)
    • Thể hiện kinh nghiệm quí báu của nhân dân về lao động sản xuất...
    • Bài học về quan hệ ứng xử...

Câu 3: HS trình bày được nghệ thuật, ý nghĩa cơ bản sau:

  • Nghệ thuật: (1,5 điểm)
    • Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:  lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền.
    • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả.
    • Sử dụng biện pháp liệt kê.
  • Ý nghĩa: (0.5 điểm)
    • Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát  huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

Câu 4: HS viết được một đoạn văn ngắn theo đúng chủ đề. Bố cục rõ ràng lời văn trong sáng, lành mạch, mạch lạc. Đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

  • Mở đoạn: Nêu nhận định chung về lối sống giản dị của Bác (0.5 điểm)
  • Phát triển đoạn: Đưa ra những dẫn chứng, chứng minh lối sống giản dị của Bác: (1.5 điểm)
    • Bữa cơm:
      • chỉ có vài ba món rất giản đơn,
      • lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm,
      • ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
      • giản đơn.
    • Nơi ở:
      • Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng,
      • luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
      • thanh bạch, tao nhã.
  • Trong việc làm và quan hệ với mọi người
    • Việc làm:
      • Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,
      • từ việc rất lớn (cứu nước cứu dân) đến việc rất nhỏ (trồng cây trong vườn)…
      • việc gì tự làm được thì không cần người giúp.
      • tận tâm, tận tuỵ.
    • Quan hệ với mọi người:
      • viết một bức thư cho một đồng chí,
      • nói chuyện với các cháu miền Nam,
      • đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…
      • Đặt tên cho những đồng chí phục vụ: Trường, Kì, Kháng,  Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
      • ⇒ quan tâm, gần gũi, yêu thương.
  • Kết đoạn: Khẳng định lại nhận định đã nêu ở phần mở đoạn. (0,5 điểm)

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?