TRƯỜNG THCS MỸ THỌ | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 7 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Âm mưu và thủ đoạn xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Tống? Cách đối phó của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo?
Câu 2: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên của nhà Trần.
Câu 3: Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly? ý nghĩa, tác dụng của những cải cách đó? Qua những cải cách trên em có đánh giá gì về nhân vật Hồ Quý Ly?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
- Âm mưu:
Nhà Tống xâm lược nước ta để giải quyết tình trạng khó khăn trong nước: Ngân khố tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn nhân dân đấu tranh, bộ tộc Liêu, Hạ quấy nhiễu phía Bắc.
- Thủ đoạn: Xúi dục Chăm Pa tấn công Đại Việt để làm suy yếu lực lượng nhà Lý, mua chuộc dụ dỗ người Việt ở biên giới phía Bắc.
- Cách đối phó của Lý Thường Kiệt: chủ động tấn công trước để chặn thế mạnh của giặc, buộc chúng vào tình thế bị động.
Câu 2: Nguyên nhân: (mỗi nguyên nhân 1đ)
- Có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân: thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống”; tổ chức hội nghị Diên Hồng; quân sĩ một lòng “Sát Thát”.
- Nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt: vua Trần về địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân, giải quyết những bất hoà trong vương triều tạo lên sự đoàn kết trong dân tộc.
- Có tinh thần hy sinh của toàn dân ta.
- Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy.
Câu 3:
* Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly: (2đ)
- Chính trị: cải tổ hàng ngũ võ quan...
- Kinh tế – tài chính: ban hành tiền giấy, thực hiện chính sách “Hạ điền”, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: Thực hiện chính sách “Hạ nô”, bắt các nhà sư phải hoàn tục.
- Văn hoá, giáo dục: dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế thi cử và học tập.
- Quốc phòng: tăng quân số, chế tạo vũ khí, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành,...
* ý nghĩa, tác dụng: (1đ)
- Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.
- Hạn chế tập trung ruộng đất của địa chủ và quý tộc.
- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước.
- Bên cạnh đó các chính sách còn chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa hợp với lòng dân.
* Đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly: (1đ)
- Là người yêu nước, tài giỏi và có tư tưởng tiến bộ.
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu thể hiện ý đúng (2 điểm )
1 . Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu vì
A.Chính quyền không chăm lo tới đời sống nhân dân .
B. Quan lại lao vào ăn chơi sa đoạ.
C.Các thế lực phong kiến đánh giết lẫn nhau,quấy phá nhân dân chống lại triều đình .
D.Cả A.B.C
2. Nhà Trần ban hành bộ luật
A.Luật Hình Thư
B.Luật Hồng Đức
C.Quốc triều hình luật
D.Chưa có luật pháp
3. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền bằng nhiều biện pháp :
A.Các chức quan đại thần văn, võ đều do người trong họ nắm giữ.
B.Lập thêm 1 số cơ quan và chức quan mới .
C.Chia cả nước làm 12 lộ .
D.Tổ chức thi cử để tuyển chọn quan lại.
4. Các chức quan trông coi nông nghiệp thời Trần :
A.Khuyến nông sứ
B.Hà đê sứ
C.Đồn điền sứ
D.An phủ sứ
5. Nhận xét nào sau đây không đúng với chính sách “Ngụ binh ư nông “
A.Gửi binh ở nhà nông .
B.Làm yếu quân đội vì không luyện tập thường xuyên .
C.Vừa đảm bảo sản xuất lương thực vừa chiến đấu lâu dài.
6. Mục đích xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ năm 1258 là gì ?
A.Thiết lập ách đô hộ của đế chế Mông Cổ trên đất Đại Việt .
B.Chiếm Đại Việt để tấn công các nước Đông Nam á.
C.Chiếm Đại Việt để tiến đánh Champa.
D.Chiếm Đại Việt làm bàn đạp tấn công Nam Tống .
7. Kế sách “Vườn không nhà trống” đã gây cho quân Mông Nguyên rất nhiều khó khăn :
A.Thiếu lương thực trầm trọng
B.Tinh thần hoang mang,chán nản .
C.Dễ dàng chiếm đóng Thăng Long
D.Quân đội bị tiêu diệt hoàn toàn.
8. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần II và III gắn liền với tên tuổi của:
A.Trần Thái Tông
B.Trần Hưng Đạo
C.Trần Khánh Dư
D.Trần Thủ Độ
Câu 2: Nối các sự kiện ở cột B với cột A cho phù hợp
A |
| B |
Trần Quốc Toản | Thích vào tay 2 chữ “Sát Thát” | |
Các cụ phụ lão | Bóp nát quả cam | |
Các chiến sĩ | Đồng thanh hô “Quyết đánh” |
Câu 3: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống
Trước thế giặc mạnh vua Trần lo lắng hỏi Trần Quốc Tuấn : “Thế giặc mạnh, giết hại nhân dân tàn bạo, có nên hàng giặc không ?” .Trần Quốc Tuấn trả lời : “Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng........................................................................................................
...................................................................................................................................
II .Tự luận
Trình bày diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 2 (1285)
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Vì sao thế kỷ XVI nhà Lê suy thoái ?
a. Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình chia thành phe phái, tranh giành quyền lực.
b. Thiên tai,mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.
c. Quan lại cậy thế hà hiếp, cướp của, bóc lột dân.
Câu 2: Nguyên nhân hình thành Bắc triều.
a. Năm 1533, Nguyễn Kim dựng triều Lê ở Thanh Hoá.
b. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc
c. Bắc triều là nhà Mạc ở phía Bắc, Nam triều là nhà Lê ở phía Nam.
Câu 3: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra trong khoản thời gian nào?
a. 1627-1628
b. 1627-1662
c. 1627-1672
Câu 4: Những làng nghề thủ công nổi tiếng ở Đàng Ngoài là:
a. Gốm Thổ Hà, Bát Tràng, dệt La Khê, rèn sắt ở Nho Lâm.
b. Rèn sắt ở Hiền Lương, Phú Bài, làm đường ở Quảng Nam.
c. Gốm Thổ Hà, làm đường ở Quảng Nam, làng dệt La Khê.
Câu 5: Ở thế kỉ XVI-XVII, nước ta có những tôn giáo nào ?
a. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
b. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo.
c. Thiên chúa giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
Câu 6: Nghệ thuật dân gian nổi tiếng nhất ở thế kỉ XVII là:
a. Chùa Một Cột ( Hà Nội)
b. Thành Tây Đô ( Thanh Hoá)
c. Tượng Phật Bà Quan Âm ( Bắc Ninh)
Câu 7: Những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là:
a. Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật.
b. Lê Duy Mật, Nguyễn Danh Phương.
c. Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
Câu 8: Nghĩa quân Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào ?
a. Mùa xuân năm 1771
b. Mùa xuân năm 1772
c. Mùa xuân năm 1773
Câu 9: Quân Xiêm đem bao nhiêu vạn quân kéo vào nước ta năm 1785 ?
a. 4 vạn
b. 5 vạn
c. 6 vạn
Câu 10: Từ năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã bao nhiêu lần tiến quân ra Bắc Hà ?
a. 2 lần
b. 3 lần
c. 4 lần
Câu 11: Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm mấy đạo ?
a. 3 Đạo
b. 4 Đạo
c. 5 Đạo
Câu 12: Quang Trung qua đời ngày, tháng, năm nào ?
a. 6 – 9 – 1792
b. 26 – 9- 1792
c. 16 – 9 - 1792
II.TỰ LUẬN:
Câu 1: Em hãy trình bày diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789 ?
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Nguyên nhân hình thành Nam triều.
a. Năm 1533, Nguyễn Kim dựng triều Lê ở Thanh Hoá.
b. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc
c. Bắc triều là nhà Mạc ở phía Bắc, Nam triều là nhà Lê ở phía Nam.
Câu 2: Hai tập đoàn phong kiến Nam - Bắc triều đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn bao nhiêu năm?
a. Hơn 40 năm
b. Hơn 50 năm
c. Hơn 60 năm
Câu 3: Những làng nghề thủ công nổi tiếng ở Đàng Trong là:
a. Gốm Thổ Hà, Bát Tràng, dệt La Khê, rèn sắt ở Nho Lâm.
b. Rèn sắt ở Hiền Lương, Phú Bài, làm đường ở Quảng Nam.
c. Gốm Thổ Hà, làm đường ở Quảng Nam, làng dệt La Khê.
Câu 4: Một sự kiện văn hoá lớn ở thế kỉ XVII là sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh. Sự kiện này có ý nghĩa gì ?
a. Xoá bỏ chữ Hán và chữ Nôm
b. Phục vụ việc truyền đạo của các giáo sĩ đạo Thiên Chúa.
c. Tạo ra một chữ viết dễ học, dễ viết, dễ phổ biến.
Câu 5: Nguyên nhân chính của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì ?
a. Kinh tế suy thoái về mọi mặt.
b. Chúa Trinh phung phí tiền của, quanh năm hội hè, yến tiệc.
c. Ruộng đất bị bọn quan lại, địa chủ lấn chiếm.
Câu 6: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
a. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm.
b. Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
c. Câu a và b đúng.
Câu 7: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hoà với quân Trịnh ?
a. Mục đích khởi nghĩa Tây Sơn là chống chính quyền họ Nguyễn.
b. Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng đánh Nguyễn.
c. Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi.
Câu 8: Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn bao nhiêu lần đánh vào Gia Đinh ?
a. 2 Lần
b. 3 Lần
c. 4 Lần
Câu 9: Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đã đem bao nhiêu vạn quân tiến vào nước ta ?
a. 28 Vạn
b. 29 Vạn
c. 30 Vạn
Câu 10: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào ?
a. 1788
b. 1789
c. 1787
Câu 11. Trên đường tiến quân ra Bắc, Quang Trung tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ tai đâu ?
a. Thanh Hoá
b. Nghệ An
c. Ninh Bình
Câu 12: Quang Trung qua đời ngày, tháng, năm nào?
a. 6 – 9 – 1792
b. 16 – 9- 1792
c. 26 – 9 - 1792
II.TỰ LUẬN:
Câu 1.Em hãy trình bày diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789 ? (5 điểm)
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? (2 điểm)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân ta thời Lí diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ 1070 - 1080
B. Từ 1071 - 1081
C. Từ 1075 - 1077
D. Từ 1078 - 1080
Câu 2. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất diễn ra vào năm nảo?
A. 1258
B. 1285
C. 1287
D. 1288
Câu 3. Ai là người đã nói với vua Trần : “ Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo ‘’:
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Nguyên Hãn
C. Trần Thủ Độ
D. Trần Quốc Toản
Câu 4. Ai là người đã nói với vua trần: “ Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu thần đi đã’’
A. Trần Thủ Độ
B. Phạm Ngũ Lão
C. Trần Quang Khải
D. Trần Quốc Tuấn
Câu 5. Nhà Trần sụp đổ vào năm nào:
A. 1390
B. 1400
C. 1406
Câu 6. Vì sao nhà Trần sụp đổ:
A. Vua, quan ăn chơi sa hoa, trụy lạc, không quan tâm đến công việc đất nước.
B. Kinh tế đất nước suy sụp.
C. Bị Hồ Qúy Ly cướp ngôi.
D. Đời sống nhân dânn cực khổ, xã hội không ổn dịnh.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Trình bày diễn bién cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ ba của vua tôi nhà Trần ?
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - nguyên thời Trần ?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 7 có đáp án năm 2021 Trường THCS Mỹ Lộc. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.