Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Tân Phú Trung

TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ TRUNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Đối với gương phẳng, vùng quan sát được

 A. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.

B. không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.

C. phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương.

D. phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.

Câu 2. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chồ trống.

Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt…………………..      

A. ngoài của một phần mặt cầu.       

B. trong của một phần cua mặt cầu.           

C. cong.             

D. lồi.

Câu 3. Nếu nhìn vào gương thấy ánh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:

A. gương phẳng     

B. gương cầu lồi

C. gương cầu lõm   

D. Tất cả đều đúng

Câu 4. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu?

A. Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.

B. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.

C. Ở trước gương.

D. Ở trước gương và nhìn vào vật.

Câu 5. Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

Gương cầu lõm có thể tạo ra:

A .ảnh ảo, lớn hơn vật.

B. ảnh thật.

C. ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.

D. ảnh hứng được trên màn chắn.

Câu 6. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 88°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?

A. 44°   

B. 46°   

C. 88°   

D. 2°

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.

B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.

C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được.

D. Ảnh của vật do gương phẳng tạo ra là một nguồn sáng.

Câu 8. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi, có chùm tia phản xạ là chùm sáng

A. song song      

B. phân kì.          

C. hội tụ.            

D. bất kì.

Câu 9. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây:

Gương………..có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ song song.

A. cầu lõm          

B. nào cũng đều  

C. cầu lồi           

D. phẳng

Câu 10. Chùm sáng nào dưới dây là chùm sáng phân kì (Hình 5)?

A .Hình a.         

B. Hình c.           

C. Hình b.         

D. Hình d.

Câu 11. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

Câu 12. Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 13. Trong một mm\(^3\) vật dẫn điện có 30 tỉ êlectron tự do. Hãy tìm số êlcctron tự do trong:

a) 0,1 m\(^3\) vật dẫn điện.

b) Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0,2mm và chiều dài

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

A

B

A

C

6

7

8

9

10

A

A

B

D

D

Câu 11. Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bang xe ma sát với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích đi xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa.

Câu 12. Sau khi quả cầu chạm vào thanh, một số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau

Câu 13.

a ) \(0,1 m^3 = 0,1 . 10^9mm^3\).

Số êlectron chứa trong thể tích này là: \(n = 0,1 .10^9.30. 10^9 = 3.10^{18}\) ( hạt )

b ) Thể tích của sợi dây: \(V= \pi .r^2.\ell  =\pi  .(0,1)^2 .10.10^3 =314 \)\(\,mm^3\).

Số êlectron chứa trong thể tích này: \(n’= 314.30.10^9 =9,42.10^{12}\) ( hạt ).

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó?

Chọn câu trả lời sai.

A. Vật phát ra ánh sáng.

B. Vật phải được chiếu sáng.

C. Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng.

D. Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa.

Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt Trời.                                       

B. Mặt Trăng.

C. Ngọn nến đang cháy.                             

D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Trong thực tế có tồn tại những tia sáng riêng lẻ.

B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấv một tia sáng riêng lẻ.

C. Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng.

D. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.

Câu 4. Chùm ánh sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là chùm tia:

A. song song.

B. hội tụ.

C. phân kì.

D. không song song, hội tụ hay phân kì.

Câu 5. Bóng tối là

A. chỗ không có ánh sáng chiếu tới.

B. một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C. vùng tối sau vật cản.

D. phần có màu đen trên màn.

Câu 6. Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là

A. vùng tối.

B. vùng nửa tối.

C. cả vùng tối lẫn vùng nửa tối.

D. vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau.

Câu 7. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu dưới đây:

Gương soi thường dùng có mặt gương là

A.mặt phẳng.   

B. nhẵn bóng 

C. mặt tạo ra ảnh.

D. một mặt phẳng, nhẵn bóng.

Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 30°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:

A. 30°.   

B. 45°.   

C. 60°.   

D. 15°.

Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:

A. 30°.     

B. 45°.       

C. 60°.     

D. 90°.

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?

A. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng.

B. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính.

C. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương.

D. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

B

A

C

C

6

7

8

9

10

A

D

C

D

B

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trong các kết luận sau đâv, kết luận nào sai?

A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.

B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện

C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Câu 2. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:

A. không hút, không đẩy nhau.                   

B. hút lẫn nhau.

C. vừa hút vừa đẩy nhau.                           

D. đẩy nhau.

Câu 3. Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện khác loại. Giữa chúng có tác dụng gì?

A. Hút nhau                           

B. Đẩy nhau.

C. Có lúc đẩy, có lúc hút nhau. 

D. Không có lực tác dụng.

Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Các êlectron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin……………..cực  âm của pin…………….    

A. đẩy, hút.       

B. đẩy, đẩy. 

C. hút, đẩy.       

D. hút, hút.

Câu 5. Chọn câu phát biểu đúng

 Chiều dòng điện là chiều………………….     

A. chuyển dời có hướng của các điện tích.

B. dịch chuyển của các êlectron.

C. từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.

D. từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện.

Câu 6. Sơ đồ mạch điện nào sau đây tương ứng với mạch điện thực tế:

A. 1 và 2   

B. 3 và 4   

C. 1 và 3   

D. 2 và 4

Câu 7. Tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ điện nào sau đây khi nó hoạt động bình thường.

A. Quạt điện.           

B. Máy thu hình (Ti vi),

C. Nồi cơm điện.     

D. Dây dẫn điện.

Câu 8. Một vật trung hoà (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt clectron sẽ trở thành:

A. vật trung hoà

B. vật nhiễm điện dương (+)

C. vật nhiễm điện âm (-)

D. không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)

Câu 9. Chọn câu phát biểu sai.

Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa:

A. Đơn giản hóa các bộ phận của mạch điện.

B. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện.

C. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn nhiều so với mạch điện thực tế.

D. Giúp các điện tích nhận ra đúng đường dịch chuyển.

Câu 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?

A. Bóng đèn bút thử điện.

B. Quạt điện.

C. Công tắc.

D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

B

A

C

C

6

7

8

9

10

C

C

B

D

A

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 5m   

B. 1,25m   

C. 2,5m     

D. 1,6m

Câu 2. Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thi vùng quan sát:

A. mở rộng ra.

B. thu hẹp lại.

C. không đổi.

D. mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít.

Câu 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. ảnh ảo, hứng được trên màn chắn.

B. ảnh ảo mắt không thấy được.

C. ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

D. một vật sáng.

Câu 4. Câu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi

A. Ảnh bằng vật.       

B. Ảnh lớn hơn vật.

C. Ảnh bé hơn vật.     

D. Không xác định.

Câu 5. Đặt một viên phấn thẳng đứng ở gần mặt phản xạ của một gương cầu lõm. Nhìn vào gương ta thấy ảnh của viên phấn trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai?

A. Ảnh của viên phấn không hứng được trên màn chắn.

B. Ảnh trong gương là không trực tiếp sờ nắm được.

C. Ảnh viên phấn trong gương hứng được trên màn chán.

D. Có thể dùng máy ảnh để chụp hình của viên phấn trong gương.

Câu 6. Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ôtô, xe máy, vì:

A. ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

B. gương cầu lõm hội tụ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào người lái xe.

C. vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lồi.

D. gương cầu lõm chỉ tạo ra ảnh ảo đối với những vật ở gần gương.

Câu 7. Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tâm kính. So sánh độ cao của hai ảnh A' và B’?

A. Ảnh A' cao hơn ảnh B’.

B. Ảnh B' cao hơn ảnh A'.

C. Hai ảnh cao bằng nhau.

D. Không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật.

Câu 8. Chọn câu trả lời sai.

Định luật truyền thẳng của ánh sáng được vận dụng để giải thích các hiện tượng:

A. sự tạo thành vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối.

B. sự tạo thành bóng tối và bóng nửa tối.

C. nhật thực và nguyệt thực.

D. sự tạo thành cầu vồng.

Câu 9. Gương có tác dụng biến đổi một chùm tia tới hội tụ thành chùm tia phản xạ song song là gương gì?

A. Gương phẳng.

B. Gương cầu lồi.

C. Gương cầu lõm.

D. Cả ba loại gương.

Câu 10. Ảnh của một ngọn nến (đặt sát gương cầu lõm) nhìn thấy trong một gương cầu lõm treo thẳng đứng là ảnh gì. có đặc điểm như thế nào?

A. Ảnh ảo, lớn hơn vật.

C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều vật.

D. Ảnh ảo. cùng chiều, lớn hơn vật.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

A

C

C

C

6

7

8

9

10

C

C

D

B

D

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Trên bức tường ngăn cách hai phòng Quang và Dũng có một lỗ thông nhỏ. Ban đêm, phòng của Quang đóng kín, không bật đèn. Trường hợp nào sau đây mắt của Quang nhận biết được có ánh sáng?

A. Đèn phòng Dũng không được bật sáng.

B. Đèn phòng Dũng được bật sáng.

C. Đèn phòng Dùng sáng, Dũng lấy tờ bìa che kín lỗ nhỏ.

D. Đèn phòng Dũng sáng, lỗ nhỏ không bị che nhưng Quang nhắm kín hai mắt.

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?

Vật sáng là

A. những vật được chiếu sáng.

B. những vật phát ra ánh sáng.

C. những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

D. những vật mắt nhìn thấy.

Câu 3. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:        

Chùm sáng song song gồm các tia sáng……………..trên đường truyền của chúng.

A. không hướng vào nhau       

B. cắt nhau

C. không giao nhau

D. rời xa nhau ra

Câu 4. Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng đều thì ánh sáng:

A. luôn truyền theo đường thẳng.

B. luôn truyền theo một đường cong.

C. luôn truyền theo đường gấp khúc.

D. có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc.

Câu 5. Chọn câu trả lời sai.

Vật cản sáng (chắn sáng) là vật

A. không cho ánh sáng truyền qua.

B. khi truyền đến nó ánh sáng bị hấp thụ hoặc hắt lại hết.

C. cản đường truyền đi của ánh sáng.

D. cho ánh sáng truyền qua.

Câu 6. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên:

A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

B. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 7. Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng?

A. Mặt kính trên bàn gỗ.           

B. Mặt nước trong phẳng lặng.

C. Màn hình phẳng ti vi.   

D. Tấm lịch treo tường.

Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 45°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:

A. 22,5°.     

B. 45°.       

C. 60°.     

D. 90°.

Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 30° thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:

A. 30°.     

B. 60°.   

C. 90°.   

D. 120°.

Câu 10. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 60°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?

A. 90°.   

B. 60°.     

C. 45°.     

D. 30° .

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

C

C

D

D

6

7

8

9

10

A

D

D

D

D

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Tân Phú Trung. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?