Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Tân Quý Tây

TRƯỜNG THCS TÂN QUÝ TÂY

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Đơn vị đo hiệu điện thế là

A. Vôn (V)                  

B. Ampe (A)

C. kilogam (kg)           

D. Niuton (N)

Câu 2: Biết nguyên tử Hydro có 1 electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Hydro là

A. +1e                         B. -1 e 

C. -2e                          D. +2e

Câu 3: Bạn An dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện, kết quả thu được là 12 Vôn. An đã dùng Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp nhất là:

A. 12,5 V và 0,1 V    

B. 12,5 V và 0,01 V 

C. 15 V và 0,1 V        

D. 12 V và 0,5 V

Câu 4: Có hai bóng đèn cùng loại 24 V được mắc song song với nhau, để hai đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện sẽ là

A. 12 V                       B. 24 V  

C. 30 V                       D. 32 V

Câu 5: Các bóng đèn trong gia đình được mắc song song không phải vì

A. có thể bật tắt các bóng đèn độc lập với nhau

B. một bóng đèn bị hỏng thì các bòng cònlại vẫn sáng

C. tiết kiệm số đèn cần dùng

D. các bóng đèn có cùng hiệu điện thế

Câu 6: Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế là

A. Vôn kế                   

B. Am pe kế

C. Nhiệt kế                 

D. nhiệt lượng kế

Câu 7: Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc song song giữa hai điểm A và B. Dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I1 = 0,3A ; I2 = 0,2A. Cường độ dòng điện (IAB) chạy trong mạch chính có giá trị là

A. 0,2 A                      B. 0,3 A

C. 0,5 A                      D. 0,1 A

Câu 8: Để đảm bảo an toàn về điện ta cần

A. Sử dụng dây dẫn bằng kim loại

B. Lắp rơ le tự ngắt điện

C. bật cầu dao điện khi lắp các thiết bị dùng điện

D. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì.

Câu 9: Nếu gia đình em có hai bóng đèn giống nhau có ghi 220 V, để hai bóng đèn này hoạt động bình thường và thuận tiện khi sử dụng thì em sẽ mắc hai bóng đèn này theo kiểu

A. nối tiếp

B. song song

C. song song hoặc nối tiếp

D. hỗn hợp

Câu 10: Am pe kế là dụng cụ dùng để đo

A. cường độ dòng điện 

B. nhiệt độ

C. khối lượng 

D. hiệu điện thế 

TỰ LUẬN

Câu 11. Trình bày cách vẽ các tia phản xạ ở hình 13 theo cách đơn giản, chính xác?

Nêu  các bước tiến hành

Câu 12. Tiếng vang là gì? Tại sao đều là âm phản xạ truyền đến tai nhưng có trường hợp thì ta nghe thấy tiếng vang, có trường hợp không nghe thấy?

Câu 13. Biên độ dao động là gì? Khi nào một vật phát ra âm to, âm nhỏ. Đơn vị đo độ to của âm là gì?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

B

B

C

A

C

B

B

A

Câu 11. Trước hết ta vẽ ảnh ảo S’. Ta biết

khoảng cách từ ảnh ảo S' đến gương bằng

 khoảng cách từ S đến gương. Từ đó vẽ

như sau

-  Từ S vẽ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

 chứa gương.

-  Vẽ S' sao cho S'H = SH.

-  Từ S' vẽ các dường thẳng S’I và S'K kéo dài ra ta được các tia phản xạ.

Lưu ý: Ngoài ra còn dùng định luật phản xạ ánh sáng, tuy nhiên khó chính xác hơn.

Câu 12. Tiếng vang:

-  Âm gặp các vật chắn ít nhiều bị phản xạ trở lại.

-  Nếu tai phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ thì âm phản xạ đó gọi là tiếng vang.

-  Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ phải lớn hơn \(\dfrac{1 }{ {15}}\) s. Khoảng cách giữa người và vật phản xạ âm có giá trị nào đó thì bắt đầu nghe được tiếng vang.

Câu 13.

- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao dộng so với với vị trí cân bằng của nó.

-  Vật phát ra âm càng to khi biên độ dao động càng lớn.

-  Vật phát ra âm càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé.

-  Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB).

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một vật nhiễm điện có đặc điểm

A. Có khả năng hút các vật khác

B. Không hút, không đẩy các vật khác

C. Không hút các vật khác

D. Vừa hút vừa đẩy các vật khác

Câu 2: Một thước nhựa trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành vật nhiễm điện dương khi

A. Thước nhựa mất bớt điện tích dương                   

B. Thước nhựa mất bớt electron

C. Thước nhựa nhận thêm điện tích dương 

D. Thước nhựa nhận thêm electron

Câu 3: Dòng điện trong kim loại là dòng

A. các electron tự do dịch chuyển có hướng 

B. các phân tử dịch chuyển có hướng

C. Các nguyên tử dịch chuyển có hướng

D. các điện tích dịch chuyển có hướng.

Câu 4: Có hai bóng đèn cùng loại 2,5 V được mắc nối tiếp và nối với hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế hợp lý nhất giữa hai cực của nguồn điện sẽ là

A. 5V                          

B. 2,5V

C. 5,5V                        

D. 25V

Câu 5: Dòng điện không  có tác dụng

A. làm nóng dây dẫn

B. hút các vụn giấy

C. làm quay kim nam châm

D. làm tê liệt thần kinh

Câu 6: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi

A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện

B. mạch điện có dây dẫn ngắn

C. mạch điện không có cầu trì

D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng

Câu 7: Nhôm là chất dẫn điện tốt là vì

A. Nhôm là chất cho dòng điện chạy qua 

B. Nhôm có khối lượng riêng lớn

C. Nhôm có ít electron tự do

D. Nhôm có nhiều electron tự do

Câu 8: Sơ đồ chỉ đúng chiều của dòng điện theo quy ước là

A. Hình A                          

B. Hình B

C. Hình C                          

D. Hình D

Câu 9: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại là do dòng điện có

A. tác dụng hóa học  

B. tác dụng từ                        

C. tác dụng sinh lý

D. tác dụng nhiệt

Câu 10: Hai vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là:

A. nhôm, sứ                 

B. đồng, cao su 

C. Chì, nilong               

D. sứ, nhựa

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

A

B

A

D

B

C

D

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nguồn sáng là vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Hắt lại ánh sáng chiếu đến nó.

B. Để ánh sáng truyền qua nó.

C . Tự nó phát ra ánh sáng.

D. Có bất kì tính chất nào đã nêu ở A, B và c.

Câu 2. Khi có nguyệt thực

A. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.

B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.

C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa.

D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng đến Mặt Trăng nữa.

Câu 3. Khi đứng trước gương phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai?

A. Ta không thể hứng được ảnh của mình trên màn chắn.

B. Ảnh của ta hay của một vật tạo bởi gương phẳng không thể sờ được.

C. Nhìn vào gương ta có thể thấy được ảnh của một vật trước gương.

D. Ảnh của người, của các vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.

Câu 4. Nếu nhìn vào gương, thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:

A. gương phẳng.         

B. gương cầu lồi.

C. B hoặc D.               

D. gương cầu lõm.

Câu 5. Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe âm thanh của mặt bàn.

A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên.

B. Mặt bàn là nguồn dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh và ta không  thấy được.

C. Búa là nguồn dao động vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh.

D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.

Câu 6. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:

A. trầm  B. bổng     C. vang   D. truyền đi xa.

Câu 7. Biên độ dao động của vật là:

A. tốc độ dao động của vật

B. vận tốc truyền dao động

C. độ lệch lớn nhất khi vật dao động.

D. tần số dao động của vật.

Câu 8. Âm thanh truyền được trong môi trường nào?

A. Bức tường.       

C. Gương phẳng.

B. Nước suối.       

D. Cả A, B và C đúng.

Câu 9. Âm phản xạ là:

A. âm dội lại khi gặp vật chắn.                     

B. âm đi xuyên qua vật chắn.

C. âm đi vòng qua vật chắn.                       

D. Cả 3 loại trên.

Câu 10. Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây:

A. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh.

B. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh,

C. Sử dụng động cơ chạy bàng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.

D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

B

D

B

B

6

7

8

9

10

B

C

D

A

B

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Vật không phải nguồn sáng là:

A. ngọn nến đang cháy. 

B. Mặt trời.

C. vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. 

D. đèn ống đang sáng.

Câu 2: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi:

A. theo nhiều đường khác nhau 

B. theo đường thẳng

C. theo đường cong 

D. theo đường gấp khúc

Câu 3: Ta nhìn thấy một vật khi:

A. có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta

B. có ánh sáng từ mắt ta chiếu vào    

C. vật đó là nguồn phát ra ánh sáng

D. vật đó đặt trong vùng có ánh sáng

Câu 4: Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà:

A. các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

B. các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

C. các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

D. các tia sáng loe rộng ra kéo dài gặp nhau.

Câu 5: Cho hình vẽ biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến là:

A. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc tới \(i\), góc phản xạ \(i'\)

B. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc phản xạ \(i\), góc tới  \(i'\)

C. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc tới \(i\), góc phản xạ \(i'\)

D. Tia tới IN, tia phản xạ IR, pháp tuyến IS; góc tới \(i\), góc phản xạ \(i'\)

Câu 6: Chiếu một tia sáng tới một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc \({60^0}.\)Góc tới có giá trị là:

A. \({10^0}\)                             

B. \({20^0}\)

 C. \({30^0}\)                            

D. \({40^0}\)

Câu 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là:

A. ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật.

B. ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bẳng khoảng cách từ vật đến gương.

C. ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật

Câu 8: Chọn câu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

A. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

Câu 9: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm sẽ:

A. nhỏ hơn vật       

B. bằng vật

C. lớn hơn vật        

D. bằng nửa vật.

Câu 10: Cùng đặt một vật trước ba gương, gương nào tạo ra ảnh lớn hơn vật?

A. Gương cầu lồi. 

B. Gương cầu lõm.     

C. Gương  phẳng.

D. Gương phẳng và gương cầu lồi.

ĐÁP ÁN

1.C

2.B

3.A

4.B

5.A

6.C

7.B

8.C

9.C

10.B

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một thước nhựa?

A. Hơ nóng thước.

B. Cọ xát thước bằng một mảnh vải len.

C. Đập thước nhiều lần xuống bàn.

D. Đưa thước lại gần vật đã nhiễm điện.

Câu 2. Khi bị nhiễm điện do cọ xát vật có khả năng nào:

A. Hút các vật nhẹ.

B. Đẩy các vật nhẹ.               

C. Làm nóng vật khác.

D. Làm lạnh vật khác.

Câu 3. Cọ xát thanh thủy tinh và thanh nhựa với mảnh lụa và đặt 2 thanh đó gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra:

A. Chúng hút nhau.

B. Chúng đẩy nhau

C. Không xảy ra hiện tượng gì.

D. Lúc đầu hút sau đó đẩy nhau.

Câu 4. Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?

A. Lực căng dây

B. Lực kéo.

C. Lực đẩy

D. Lực hút.

Câu 5. Trong vật nào dưới dây không có các electron tự do?

A. Một đoạn dây nhôm.

B. Một đoạn dây đồng.         

C. Một đoạn dây nhựa.

D. Một đoạn dây thép.

Câu 6. Vật nào không có khả năng cách điện:

A. Một đoạn dây thép.

B. Một mảnh vải.                  

C. Dây cao su.

D. Một mảnh ni lông.

Câu 7. Dòng điện là dòng :

A. các chất lỏng điện dịch chuyển có hướng.

B. các điện tích dịch chuyển có hướng.

C. các vật mang điện tích chuyển động.

D. các điện tích dao động.

Câu 8. Chất nào dưới đây là chất dẫn điện ?

A. Cao su. 

B. Nhựa.

C. Sứ.  

D. Dung dịch muối. 

Câu 9: Một cái cây mọc thẳng đứng ở bờ ao. Cây cao 1,2m và gốc cây cao hơn mặt nước 50cm. Ngọn cây cách ảnh của nó là:

A. 1,2m                     

B. 1,7m

C. 2,4m                      

D. 3,4m

Câu 10Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:

A. ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.

B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.

C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.

D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. A

4. C

5. C

6. A

7. B

8. D

9.D

10.D

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Tân Quý Tây. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?