Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thái Bình

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4,0 điểm)

a) Em hãy nêu kí hiệu và đơn vị của cường độ dòng điện?

b) Em hãy cho biết: Giữa cường độ dòng điện và độ sáng của bóng đèn có mối liên hệ như thế nào?

c) Em hãy đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

15A = ………….mA

1200mA = ………….A

2,5V = ………….mV

3500mV = ………….V

Câu 2(2,0 điểm)

Vật A thực hiện được \(1800\) dao động trong \(6\)giây, vật B thực hiện được \(140\) dao động trong \(2\) giây.

a) Tính tần số dao động của hai vật trên.

b) Âm do vật nào phát ra cao hơn? Vật nào dao động chậm hơn?

Câu 3(2,0 điểm)

Hãy cho biết bộ phận nào dao động phát ra âm trong các trường hợp dưới đây?

a) Đàn ghi-ta đang đánh.

b) Cây sao đang thổi.

c) Thầy giáo đang giảng bài.

d) Cái trống đang đánh.

Câu 4(2,0 điểm)

Một người cao \(1,6m\) đứng cách gương phẳng \(0,8m\) như hình 3. Để đơn giản khi vẽ hình, ta có thể vẽ người đó bằng mũi tên AB với A là đỉnh đầu, B là chân còn O là mắt của người đó như hình 4.

a) Chiều cao ảnh của người đó trong gương và khoảng cách từ người đó đến ảnh của mình là bao nhiêu?

b) Em hãy vẽ tia sáng từ chân của người đó đến gương sao cho tia phản xạ truyền vào mắt người đó.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a)

Cường độ dòng điện có:

+ Kí hiệu: I

+ Đơn vị: Ampe (A)

b)

Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. Do đó, khi cường độ dòng điện càng lớn thì bóng đèn càng sáng và ngược lại. Giữa chúng có mối liên hệ tỉ lệ thuận với nhau.

c)

15A = 15.1000 = 15000mA

1200mA = 1,2A

2,5V = 2,5.1000 = 2500mV

3500mV = 3,5V

Câu 2 (VD):

a)

+ Tần số dao động của vật A: \(\frac{{1800}}{6} = 300Hz\)

+ Tần số dao động của vật B: \(\frac{{140}}{2} = 70Hz\)

b)

Âm do vật A phát ra cao hơn do tần số của vật A lớn hơn vật B.

Vật B dao động chậm hơn do tần số của vật B nhỏ hơn vật A.

Câu 3 (TH):

Bộ phân dao động phát ra âm trong các trường hợp là:

a) Dây đàn ghi-ta dao động khi ta đánh

b) Không khí dao động trong ống sáo

c) Thanh quản của thầy giáo dao động phát ra âm

d) Mặt trống dao động khi bị đánh

Câu 4 (VD):

a)

Chiều cao của người đó trong gương bằng \(1,6m\)

Khoảng cách từ người đó đến ảnh của mình là \(0,8.2 = 1,6m\)

b)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,0 điểm)

Em hãy giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bám vào chúng?

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

b) Nêu điểm giống và khác nhau của ảnh tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.

Câu 3 (3,0 điểm):

Cho một điểm sáng S và một điểm A đặt trước mặt phản xạ của một gương phẳng (ở hình dưới).

a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng và nêu cách vẽ đó.

b) Vẽ một tia tới SI sao cho tia phản xạ đi qua điểm A và nêu cách vẽ đó.

Câu 4 (3,0 điểm): Nguồn âm A phát ra âm với tần số 50 Hz, nguồn âm B phát ra âm với tần số 40 Hz.

a) Nguồn âm nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

b) Tính số dao động của mỗi nguồn âm trong 2/3 phút.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bám vào chúng là do khi lau chùi đã gây nên sự cọ xát làm cho gương nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi vải lại nên ta thấy có bụi vải bám vào gương.

Câu 2:

a)

Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.

b)

- Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và cùng chiều với vật.

- Khác nhau:

+ Gương cầu lõm: độ lớn của ảnh lớn hơn vật.

+ Gương cầu lồi: độ lớn của ảnh nhỏ hơn vật.

Câu 3:

a)

Từ điểm S lấy đối xứng qua gương ta được điểm S’ là ảnh của S qua gương phẳng.

b)

* Các bước tiến hành:

- Bước 1: Xác định ảnh S’ của điểm sáng S qua gương.

- Bước 2: Dựng đường thẳng đi qua ảnh S’ của điểm sáng và điểm A cho trước. Giao điểm của đường thẳng đó với gương chính là điểm tới I.

- Bước 3: Dựng tia tới xuất phát từ điểm sáng S đến điểm tới I ta được tia tới SI cho tia phản xạ đi qưua A.

Câu 4:

a)

Vì: \({f_A} = 50Hz > {f_B} = 40Hz\) nên nguồn A phát ra âm cao hơn nguồn B.

b)

Đổi \(\frac{2}{3}phut = 40\left( s \right)\)

Số dao động của nguồn âm A trong 40 giây là:

\({N_A} = 40.{f_A} = 40.50 = 2000\) (dao động)

Số dao động của nguồn âm B trong 40 giây là:

\({N_B} = 40.{f_B} = 40.40 = 1600\) (dao động)

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Điểm sáng S trước gương phẳng cho một ảnh S' cách S một khoảng 40cm. Ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là bao nhiêu?

Câu 2. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm có đặc điểm như thế nào?

Câu 3. Chiếu một tia tới SI hợp với gương phẳng một góc 30° qua gương phẳng ta được tia phản xạ IK. Góc phản xạ khi đó là góc bao nhiêu độ?

Câu 4 (2,0 điểm):

Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

Câu 5: Dựa vào tính chátảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB có dạng mũi tên như hình vẽ.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Ảnh của một điểm tạo bởi gương phẳng luôn đối xứng với điểm đó. Vì thế ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có khoảng cách đến vật bằng hai lần khoảng cách từ vật đến gương. Vậy khoảng cách từ ảnh đến gương bằng \(\dfrac{{40}}{2} = 20\,cm\)

Câu 2.

Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm có đặc điểm : Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

Câu 3.

+ Góc tới là \({90^o} - {30^o} = {60^o}\)

+ Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ là: \(i = i' = {60^o}\)

Câu 4:

- Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng. Ví dụ: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng,…

- Vật sáng là vật hắt lại ánh sáng từ nguòn sáng truyền tới. Ví dụ: tờ giấy, cái bàn, cái ghế,…

Câu 5:

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:

- Là ảnh ảo

- Có kích thước lớn bằng vật

- Đối xứng với vật qua gương phẳng.

=> Ta vẽ được ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng như hình vẽ:

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Chiếu một tia sáng xuống gương phẳng, vẽ tia phản xạ. Giữ nguyên tia tới, quay gương phẳng một góc 30°. Em hãy vẽ lại tia phản xạ. Dùng thước đo độ, em hãy đo góc giữa hai tia phản xạ và điền vào câu kết luận sau:

Nếu gương quay một góc 30° thì tia phản xạ quay một góc...........Vậy nếu gương quay một góc α thì tia phản xạ quay một góc..............

Câu 2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh gì? Có đặc điểm như thế nào?

Câu 3.

Trên một bóng đèn có ghi 8V, đặt vào 2 đầu bóng đèn này hiệu điện thế 6 V thì thấy ampe kế chỉ I. Đặt vào 2 đầu bóng đèn hiệu điện thế 7V thì thấy ampe kế chỉ I2. So sánh I1  và I2. Giải thích vì sao có kết quả đó? 

Câu 4 

Để đo cường độ dòng điện ta dùng dụng cụ gì và cách mắc dụng cụ đó vào mạch điện như thế nào? Có thể dùng ampe kế có GHĐ 4000mA để đo cường độ dòng điện 5A không?

Câu 5 

Mắc nối tiếp 2 bóng đèn có ghi 12V vào 1 nguồn điện thì thấy đèn sáng bình thường. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch đó? Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 am pe kế, 1 vôn kế đo hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn, 1 bóng đèn, một nguồn điện và khóa k?

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Nếu gương quay một góc 30° thì tia phản xạ quay một góc 60°. Vậy nếu gương quay một góc a thì tia phản xạ quay một góc 2a.

Câu 2.

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 3:

Do với 1 bóng đèn nhất định thì hiệu điện thế  giữa 2 đầu  bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn.

Nên I< I

Câu 4:

Dùng ampe kế mắc nối tiếp và mạch điện

Đổi 4000mA = 4A

Do 4A

Câu 5:

Hiệu điện thế 2 đầu mạch là: \(U = {U_1} + {U_2} = 24V\) 

Sơ đồ mạch điện:

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (2 điểm):

a) Nêu các loại điện tích và tương tác của các loại điện tích đó?

b) Vì sao các xe ô tô chở xăng lại phải có một sợi xích nối từ bồn xăng xuống đất?

Câu 2 (2 điểm):

Dòng điện trong kim loại là gì? Lấy ví dụ về vật dẫn điện và vật cách điện?

Câu 3 (2 điểm):

Hoạt động của các dụng cụ: Máy sấy tóc, nồi cơm điện, dựa trên các tác dụng  nào của dòng điện ?

Câu 4: (2,0 điểm)

a) Hình 1 mô tả hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực? Muốn quan sát được hiện tượng này, ta cần đứng ở vị trí nào trên Trái Đất?

b) Để xảy ra hiện tượng ở câu a thì vị trí của Mặt trăng và Trái Đất phải như thế nào?

Câu 5: (2,0 điểm)

Ở chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương như hình 2.

a) Gương đó là loại gương nào?

b) Gương đó giúp ích gì cho người lái xe? Tại sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.

b) Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.

c) Xăng là chất dễ cháy, khi xe di chuyển xăng bị xóc và ma sát tạo ra các điện tích, bánh xe bằng cao su nên không cho các điện tích chạy xuống đất. Nên cần có sợi xích để dẫn các điện tích này xuống đất tránh cháy nổ.

Câu 2:

Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

Ví dụ: Vật cách điện: Sứ, giấy, vải, nhựa, cao su

Vật dẫn điện: dây đồng, dây nhôm, sắt, nước muối…

Câu 3:

Máy sấy tóc: tác dụng từ .

Nồi cơm điện: Tác dụng nhiệt.

Câu 4 (TH):

a) Hình 1 mô tả hiện tượng nhật thực.

Muốn quan sát được hiện tượng này ta cần đứng ỏ chỗ bóng tối (để quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần) hoặc đứng chỗ bóng nửa tối (để quan sát hiện tượng nhật thực một phần).

b) Để xảy ra hiện tượng ở câu a thì  Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải thẳng hàng (Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất)

Câu 5 (NB+TH):

a) Gương đó là gương cầu lồi

b) Gương cầu lồi đó giúp cho người lái xe quan sát được các phương tiện, người di chuyển và các vật cản bị che khuất ở trên đường dẫn đến tránh được các tai nạn.

Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thái Bình. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?