Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Đa Phước

TRƯỜNG THCS ĐA PHƯỚC

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 5m                                     B. 1,25m

C. 2,5m                                  D. 1,6m

Câu 2. Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thì vùng quan sát:

A. Mở rộng ra

B. Thu hẹp lại

C. Không đổi

D. Mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít.

Câu 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. ảnh ảo, hứng được trên màn chắn

B. ảnh ảo mắt không thấy được

C. ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

D. một vật sáng

Câu 4. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ . Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:

A. 300                          B. 450

C. 600                          D. 150

Câu 5. Đặt một viên phấn thẳng đứng ở gần mặt phản xạ của một gương cầu lõm. Nhìn vào gương ta thấy ảnh của viên phấn trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai?

A. ảnh của viên phấn không hứng được trên màn chắn

B. ảnh trong gương là không trực tiếp sờ nắn được

C. ảnh viên phấn trong gương hứng được trên màn chắn

D. có thể dùng máy ảnh để chụp hình viên phấn ở trong gương

Câu 6. Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính. So sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’?

A. ảnh A’ cao hơn ảnh B’     

B. ảnh B’ cao hơn ảnh A’

C. hai ảnh cao bằng nhau      

D. không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật.

Câu 7. Chọn câu trả lời sai. Định luật truyền thẳng của ánh sáng được vận dụng để giải thích các hiện tượng

A. sự tạo thành vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối

B. sự tạo thành bóng tối và bóng nửa tối

C. nhật thực và nguyệt thực

D. sự tạo thành cầu vồng

Câu 8.  Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi, có chùm tia phản xạ là chùm sáng

A. song song                         

B. phân kì

C. hội tụ                                

D. bất kì

Câu 9: Trong hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng đường truyền ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?

A. Hình A                             

B. Hình B

C. Hình C                             

D. Hình D

Câu 10: Nguồn sáng là gì?

A. Là những vật tự phát ra ánh sáng.

B. Là những vật được chiếu sáng.

C. Là những vật sáng.

D. Là những vật được nung nóng.

Câu 11: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên:

A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời

B. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời

C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trăng

D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời

Câu 12: Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 300 thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:

A. 300                         

B. 600

C. 900                         

D. 1200

II – TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì? Cho ví dụ.

b) Nêu đặc điểm của nguồn sáng.

Câu 2:

a) Vẽ ảnh của vật qua gương phẳng rồi tính chiều cao của ảnh, khoảng cách từ gương đến ảnh ở hình 1.

b) Hãy trình bày cách vẽ rồi vẽ đường đi của tia sáng xuất phát từ N, phản xạ trên gương rồi đi qua M ở hình 2.

Câu 3: Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này?

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. C

4. C

5. C

6. C

7. D

8. B

9. B

10. A

11. A

12. D

Câu 1:

a)

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo bằng vật.

Ví dụ: Đặt một viên pin trước gương phẳng cho ta một ảnh ảo bằng viên pin đó.

b) Đặc điểm của nguồn sáng là tự nó phát ra ánh sáng.

Ví dụ như ngọn nến đang cháy, Mặt Trời…

Câu 2:

a)

Vẽ ảnh bằng vật, cùng chiều, chú ý khoảng cách từ gương đến ảnh và từ vật:

- Chiều cao ảnh bằng chiều cao vật và bằng 3cm.

- Khoảng cách ảnh đến gương bằng vật đến gương và bằng 2cm.

b)

* Trình bày cách vẽ:

+ Lấy N’ đối xứng với N qua gương

+ Nối N’M cắt gương tại I. Nối NIM ta có tia sáng cần vẽ. 

* Đường đi của tia sáng xuất phát từ N, phản xạ trên gương rồi đi qua M.

Câu 3: 

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện.

Kí hiệu : I

Đơn vị: Ampe (A).

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Ảnh của một vật đặt trước gương phẳng

A. Luôn lớn hơn vật

B. Luôn bằng vật

C. Luôn nhỏ hơn vật

D. Lớn hay nhỏ hơn vật phụ thuộc vào khoảng cách đến gương

Câu 2: Chọn phát biểu đúng

A. Gương phẳng là vật có bề mặt phẳng và nhẵn bóng

B. Tia phản xạ xuất phát tại điểm tới và đi vào gương

C. Tia tới là tia vuông góc với mặt gương

D. Tia tới luôn vuông góc với tia phản xạ

Câu 3: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng ?

A. Mặt trời

B. Ngọn nến đang cháy

C. Mặt Trăng

D. Tia chớp

Câu 4: Hạy chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh phát biếu sau: “Chùm sáng ……. gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng”

A. hội tụ

B. song song

C. phân kì

D. truyền thẳng

Câu 5: Khi có hiện tượng nguyệt thực tức là:

A. Trái đất bị mặt trăng che khuất nhận được một phần ánh sáng từ mặt trời

B. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa

C. Trái đất bị mặt trăng che khuất, không nhận ánh sáng từ mặt trời

D. Mặt trăng bị trái đất che khuất, không nhận được ánh sáng từ mặt trời

Câu 6: Tại những đoạn đường cong, người ta đặt gương cầu lồi mà không đặt gương phẳng vì

A. Gương cầu lồi dễ lắp đặt hơn gương phẳng

B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng

C. Gương cầu lồi rẻ tiền hơn gương phẳng

D. Hình ảnh của gương cầu lồi đẹp hơn gương phẳng

Câu 7: Quan sát ảnh của một vật qua các gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm thì ảnh lớn nhất nằm trên:

A. Gương cầu lõm

B. Không có gương nào        

C. Gương phẳng

D. Gương cầu lồi

Câu 8: Chọn từ thích hợp để hoàn thiện định luật phản xạ ánh sáng: “Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và …………………... Góc phản xạ bằng góc tới”

A. góc tạo bởi tia tới

B. pháp tuyến tại điểm tới

C. bề mặt gương phẳng

D. góc phản xạ

Câu 9: Để ánh sáng truyền theo đường thẳng thì môi trường truyền sáng phải

A. đồng tính và trong suốt

B. là nước và không khí

C. có nhiệt độ cao

D. trong suốt hoặc có nhiều màu sắc

Câu 10: Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi

A. điểm giao nhau của các tia tới

B. điểm giao nhau của các tia phản xạ

C. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia phản xạ

D. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia tới

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

B

D

B

A

B

A

C

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật

A. Có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.

B. Có khả năng hút các vật khác.

C. Có khả năng đẩy các vật khác.

D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 3. Kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;

B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.

C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.

Câu 4. Trong các vật dưới đây, vật dẫn điện là

A. Thanh gỗ khô

B. Một đoạn ruột bút chì

C. Một đoạn dây nhựa

D. Thanh thuỷ tinh

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào.

Câu 6. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng là

A. Hình A                              

B. Hình B 

C. Hình C                              

D. Hình D

Câu 7: Thế nào là vùng bóng nửa tối

A. Vùng nhận được ánh sáng của nguồn sáng chiếu tới

B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu

C. Vùng nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng

D. Vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng

Câu 8: Nếu chiếu một chùm sáng song song đến gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ sẽ

A. Hội tụ tại một điểm sau gương

B. Hội tụ tại một điểm trước gương

C. Là chùm tia phân kì

D. Tập trung lên trên bề mặt gương

Câu 9: Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật

A. Khi mắt ta hướng vào vật 

B. Khi mắt ta phát ra tia sáng chiếu đến vật

C. Khi vật tự phát ra ánh sáng

D. Khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta

Câu 10: Đặt một vật trước gương phẳng cách gương 30cm, khoảng cách từ vật đó đến ảnh là bao nhiêu

A. 40cm                                 

B. 30cm

C. 50cm                                 

D. 60cm

ĐÁP ÁN

1. B

2. C

3. D

4. B

5. A

6. B

7. C

8. B

9. D

10. D

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể:

A. Gâv ra các vết bỏng.                               

B. Làm tim ngừng đập.

C. Thần kinh bị tê liệt.                                 

D. Cả A,B, và C.

Câu 2. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vật nào dưới đây?

A. Các vụn giấy.           

B. Các vụn sắt

C. Các vụn đồng.         

D. Các vụn nhôm

Câu 3. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?

A. Dương.

B. Không nhiễm điện.

C. Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương.

D. Vừa điện dương, vừa điện âm.

Câu 4. Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây.

A .Một mảnh nilông đã được cọ xát.

B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.

C. Chiếc pin tròn đặt trên bàn.

D. Dòng điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị điện nào.

Câu 5. Các vật nào sau đây là vật cách điện:

A. Thủy tinh, cao su, gỗ.                             

B. sắt, đồng, nhôm.

C. Nước muối, nước chanh.                       

D. Vàng, bạc.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

A. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

B. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.

C. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng.

D. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng.

Câu 7. Hãy viết đầy đủ câu kết luận dưới đây.

Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị……………           

A. đốt nóng và phát sáng.                           

B. mềm ra và cong di.

C. nóng lên.                                               

D. đổi màu.

Câu 8. Nam châm điện có thể hút:

A. các vụn giấy.       

B. các vụn sắt.

C. các vụn nhôm.   

D. các vụn nhựa xốp.

Câu 9. Một bóng đèn được mắc vào một nguồn điện nhưng bóng đèn không sáng. Những điều nào sau đây là nguyên nhân?

A. Nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng

B. Dây tóc bóng đèn đã bị đứt .

C. Chưa đóng công tắc của mạch.

D. Bất kì điều nào ở A, B, C

Câu 10. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?

A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh.

B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin.

C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

B

C

B

A

6

7

8

9

10

B

C

B

D

C

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?

A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.

B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.

C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.

D. Do cọ xát mạnh.

Câu 2. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len. Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì:

A. thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen.

B. chúng đẩy nhau.

C. chúng hút nhau.

D. chúng vừa hút, vừa đẩy.

Câu 3. Chọn câu trả lời sai.

Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

A. Nguyên tử có một hạt nhân và các hạt êlectron.

B. Hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử; các êlectron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.

C. Tổng các điện tích âm của các êlectron có trị số tuyệt đối bằng diện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

D. Nguyên tử có thể cỏ nhiều hạt nhân và nhiều hạt êlectron.

Câu 4. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

A. vật b và c có điện tích cùng dấu.

B. vật a và c có điện tích cùng dấu.

C. vật b và d có điện tích cùng dấu.

D. vật a và c có điện tích trái dấu.

Câu 5. Chọn câu trả lời sai.

Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi:

A. có dòng điện chạy qua chúng.

B. có các hạt mang điện chạv qua.

C  có dòng các êlectron chạy qua.

D. chúng bị nhiễm điện.

Câu 6. Dòng điện là:

A. dòng các điện tích chuyển động có hướng.

B. dòng các điện tích dương hoặc điện tích âm chuyển động có hướng.

C. dòng các điện tích dương và điện tích âm chuyển động có hướng. 

D. Các câu trên đều đúng.

Câu 7. Vật dẫn điện là vật:

A. có khả năng cho dòng điện đi qua.

B. có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua.

C. có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 8. Chọn câu phát biểu sai.

Sơ đồ mạch điện có tác dụng

A. giúp các thợ điện dựa vào đó đê mắc mạch điện đúng như yêu cầu.

B. giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện.

C. mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế.

D. giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch.

Câu 9. Giải thích về hoạt động của cầu chì.

A. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. Nhiệt độ nóng chảy của chì thấp.

C. Dòng điện chạy qua gây ra tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên. Dòng điện mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (327°C) thì dây chì đứt; dòng điện bị ngắt.

D. Dây chì mềm nên dòng điện mạnh thì bị đứt.

Câu 10. Hãy viết đầy đủ câu dưới đây:

Hai vùng của nam châm có tính chất từ mạnh nhất được gọi là hai…………………..          

A. cực dương và âm.

B. cực bắc và nam.

C. cực từ, quy ước gọi là cực bắc từ và cực nam từ.

D. đầu nam châm.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

C

D

B

D

6

7

8

9

10

D

D

D

C

C

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Đa Phước. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?