TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 7 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong các cách nào nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện.
A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn
B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần
C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa
D. Hơ nóng thước nhựa trên ngọn lửa
Câu 2: Một vật trung hòa về điện sau khi bị xọ xát trở thành nhiễm điện âm vì:
A. Vật đó mất bớt điện tích dương.
B. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
C. Vật đó mất bớt electron
D. Vật đó nhận thêm electron.
Câu 3: Dòng điện là
A. Dòng dịch chuyển có hướng
B. Dòng electron dịch chuyển
C. Dòng các điện tích dịch chuyển
D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện
A. Ly thủy tinh
B. Ruột bút chì
C. Thanh gỗ khô
D. Cục sứ
Câu 5: Chất dẫn điện tốt nhất, chất cách điện tốt nhất là
A. Đồng và nhựa
B. Nhôm và sứ
C. Bạc và sứ
D. Bạc và nước nguyên chất.
Câu 6: Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:
A. Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.
B. Electron âm và electron dương
C. hat nhân âm và hạt nhân dương
D. Ion âm và ion dương
Câu 7: Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để:
A. Chế tạo bóng đèn
B. Chế tạo nam châm
C. Mạ điện
D. Chế tạo quạt điện
Câu 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích?
A. Quạt điện
B. Bàn là điện
C. Bếp điện
D. Nồi cơm điện
Câu 9: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây:
A. Làm nóng dây dẫn
B. Hút các vụn giấy
C. Làm quay kim nam châm
D. Làm tê liệt thần kình.
Câu 10: Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?
A. Tác dụng nhiệt và tác dụng từ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học
D. Tác dụng sinh lý và tác dụng từ
Câu 11: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
A. Mạch điện bị nốt tắt giữa hai cực nguồn điện
B. Mạch điện có dây dẫn ngắn
C. Mạch điện không có cầu trì
D. mạch điện dùng Acquy để thắp sáng
Câu 12: Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là
A. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện
B. Lắp rơle tự ngắt nối tiếp với các dụng cụ dùng điện
C. Ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện
D. Sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì.
TỰ LUẬN
Câu 13 . a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được không? Tại sao?
b) Em hãy nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 14. Em hãy quan sát chiếc trống khi đánh, và cho biết tại sao trống lại phát ra được âm thanh?
Câu 15. Tần số là gì? Đơn vị? Khi nào một vật phát ra âm cao (bổng) âm thấp (trầm).
ĐÁP ÁN
1-B | 2-D | 3-D | 4-B | 5-D | 6-A |
7-C | 8-A | 9-B | 10-A | 11-A | 12-D |
Câu 13. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
+ Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được với điều kiện cho từng điểm một trên gương.
b) Nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
+ Ta chia vật thành nhiều điểm A, B, C...
+ Vẽ ảnh A’ của A đối xứng với A qua gương, B' của B đối xứng với B qua gương...
+ Nối các điểm lại ta có ảnh của vật.
Câu 14. Trống phát được âm thanh là do mặt da trống dao động khi bị đánh.
Câu 15.Tần số là số lần dao động được trong một giây.
- Đơn vị: Héc (Hz)
- Vật phát ra âm càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.
- Vật phát ra âm càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Đơn vị đo hiệu điện thế là:
A. Vôn
B. Ôm
C. Ampe
D. Oát
Câu 2: Một vật nhiễm điện âm khi
A. Nhận thêm electron
B. Mất bớt electron
C. Nhận thêm điện tích dương
D. Số điện tích dương bằng số điện tích âm
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch
B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch
C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín
D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng
Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?
A. Dây nhôm
B. Dây đồng
C. Ruột bút chì
D. Thủy tinh
Câu 5: Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là:
A. 40 V và 70 mA
B. 40 V và 100 mA
C. 50 V và 70 mA
D. 30 V và 100 mA
Câu 6: Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do:
A. một đoạn dây thép
B. Một đoạn dây đồng
C. Một đoạn dây nhựa
D. Một đoạn dây nhôm
Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện
A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay
B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên
C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên
D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.
Câu 8: Điền từ vào chỗ trống :
Mỗi nguyên tử gồm……….. mang điện tích dương và …………… mang điện tích âm.
II. TỰ LUẬN
Câu 9: Nếu 5 tác dụng của dòng điện. Trình bày tác dụng từ của dòng điện?
Câu 10:
a) Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào?
b) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn dùng pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tác đóng và một am pe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 11: Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ sau (hình vẽ).
a) Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13
b) Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1-A | 2-A | 3-A | 4-D | 5-A | 6-C | 7-D |
Câu 8:
Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.
II. TỰ LUẬN
+ Năm tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng quang, tác dụng sinh lý, tác dụng hóa học.
+ Tác dụng từ: Dòng điện có thể tác dụng lực hút, đẩy lên kim nam châm giống như 1 kim nam châm. Nên ta nói dòng điện có tác dụng từ. Tác dụng này của dòng điện được ứng dụng trong chuông điện, nam châm điện.
Câu 10:
a) Dụng cụ đo cường độ dòng điện là Ampe kế, mắc nối tiếp trong mạch, cực dương nối với cực dương của nguồn, cực âm nối về phía cực âm của nguồn điện.
b) Sơ đồ mạch điện:
Câu 11:
Tóm tắt:
Cho đoạn mạch gồm 2 đèn mắc nối tiếp
a) U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. U13 = ?
b) U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. U23 = ?
Bài giải:
Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp ta có: \({U_{13}} = {U_{12}} + {U_{23}}\)
a) Ta có: \({U_{13}} = {U_{12}} + {U_{23}} = 2,4 + 2,5 = 4,9V\)
b) Ta có: \({U_{13}} = {U_{12}} + {U_{23}}\\ \Rightarrow {U_{23}} = {U_{13}}-{U_{12}} = 11,2-5,8\\ = 5,4V\)
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Hãy nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Nêu một ứng dụng?
Câu 2. a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
b. Vẽ tiếp tia phản xạ và xác định góc tới, góc phán xạ trong các trường hợp sau:
Biết góc SIN = góc SIG
Câu 3. Biên độ dao động là gì? Đơn vị đo độ to của âm? Âm to, âm nhỏ liên quan đến tần số hav biên độ dao động? Em hãy nói rõ mối quan hệ đó?
Câu 4. Âm thanh truyền được trong các môi trường nào? Nêu một phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất khí.
Câu 5. Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chồ trống trong các câu sau - chỉ ghi mã số chỗ trống và từ phải điền:
+ Khi đánh vào mặt trống, nếu đánh càng yếu thì mặt trong dao động càng yếu,... (a)... càng ... (b)... nên tiếng trống phát ra càng……(c)……
+ Khi gẩy vào một dây đàn ghi-ta, nếu bấm vào phím đàn sao cho dây đàn đó càng ngắn thì nó dao động càng nhanh..... (d).....càng ... (e)... nên tiếng đàn phát ra càng……(f)……
Câu 6. Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ
khi âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ phải lớn hơn \({1 \over {15}}\) s. Khoảng cách giữa người và tường có giá trị nào thì bắt đầu nghe được tiếng vang?
Câu 7. Vẽ các tia tới trên (hình 15) một cách đơn giản nhất
ĐÁP ÁN
Câu 1 .Trong một môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
Ứng dụng: Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, ngắm thẳng hàng,…
Câu 2. a) Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
b) Trường hợp 1
- Tính được góc tới i = 90° - 30° = 60°
- Tính được góc phản xạ: i’ = i = 60°
Trường hợp 2
- Tính được góc tới i = 45°
- Suy ra góc phản xạ: i’ = i = 45°
Câu 3. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
- Âm nghe to, nhỏ liên quan đến biên độ dao động.
- Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.
- Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben, kí hiệu là dB.
Câu 4. Âm thanh truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
- Nêu phương án chứng tỏ âm truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất khí: Gõ nhẹ lên bàn áp tai vào bàn thì nghe rõ hơn trong không khí.
Câu 5. a) Âm phát ra; b) yếu; c) nhỏ; d) âm phát ra; e) cao; f) bổng.
Câu 6. Trong \(\dfrac{1 }{ {15}}\) s âm đi được: \(340.\dfrac{1}{ {15}}\, s = 22,7\,m\)
Khoảng cách từ người đến tường là: \(\dfrac{{22,7}}{2} = 11,35\, m\).
Câu 7. Kéo dài hai tia phản xạ, chúng giao nhau tại S' (Hình 23).
- Từ S' vẽ đường thẳng vuông góc
với mặt gương tại H, vẽ điểm S với SH = S'H.
- Nối SI và SK ta được hai tia tới.
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi nào?
Câu 2. Em hãy tìm: 5 nguồn sáng tự nhiên; 5 nguồn sáng nhân tạo.
Câu 3.
a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
b) Hãy trình bày cách cắm 3 cái kim thẳng hàng trên bàn mà không dùng thước thẳng.
Câu 4. Điền vào chỗ trổng: màng nhĩ, dao động, não.
Khi một vật…………..các lớp không khí xung quanh vật dao dộng theo
Các dao động này truyền đến tai làm cho……………..dao động, sau đó nhờ các dây thân kinh truyền tín hiệu lên………….khiến ta cảm nhận được âm thanh.
Câu 5.
a) Tần số là gì? Đơn vị đo tần số? Âm bổng, âm trầm liên quan đến tần số hay biên độ dao động âm? Em hãy nói rõ môi quan hệ đó?
b) Theo em, khi người nghệ sĩ dùng đàn ghi ta đê đánh một bản nhạc thì họ đã làm thế nào để có được âm thanh khi trầm, khi bổng, khi to, khi nhỏ?
Câu 6. Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì? Nêu một phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng
Câu 7. Để đo độ sâu của đáy biển người ta dùng máy phát siêu âm theo nguyên tắc: “ Tia siêu âm được phát thẳng đứng từ máy phát đặt trên tàu, khi gặp đáy biển sẽ phản xạ lại máy thu đặt liền với máy phát". Tính độ sâu của đáy biển, biết rằng máy thu nhận được âm phản xạ sau khi phát 6 giây và vận tốc siêu âm truyền trong nước biển là 1500m/s.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đỏ chiếu vào mắt ta.
Câu 2. Năm nguồn sáng tự nhiên là: Mặt Trời, ngôi sao, tia chớp, đom đóm, cục than hồng. Năm nguồn sáng nhân tạo là: đòn neon, hồ quang điện, màn hình vi tính, đèn pin, đèn tín hiệu giao thông.
Câu 3.
a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo dường thẳng.
b ) Trước hết ta cắm 2 kim vào 2 điểm đầu và cuối cần cám. Sau đó dùng mắt ngắm và điều chỉnh để cắm cây thứ 3 cho thẳng hàng (khi chi nhìn thấy 1 kim đầu tiên)
Câu 4. Khi một vật dao động, các lớp không khí xung quanh vật dao dộng theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho màng nhĩ dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên não, khiến ta cảm nhận dược âm thanh.
Câu 5.
a) Số lần dao động được trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc (Hz).
- Âm bổng, âm trầm liên quan đến tần số của âm.
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao dộng càng lớn.
- Ảm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
b) Khi người nghệ sĩ dùng đàn ghita để đánh một bản nhạc thì họ đã bấm vào các nốt khác nhau và gẩy thì ta được các âm trầm bổng khác nhau, khi gẩy đàn mạnh hoặc nhẹ, thì ta nghe tiếng đàn phát ra to, nhỏ khác nhau.
Câu 6. Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần: Giảm độ to của âm, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
- Nêu phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền dược trong chất lỏng: Đặt đồng hồ trong hộp kín thả lơ lửng trong nước, ta vẫn nghe tiếng đồng hồ chạy.
Câu 7. Quãng đường siêu âm truyền trong nước biển trong 6s là:
\(S = v.t= 1500.6 =9000\,(m)\)
Vì siêu âm truyền cả đi lẫn về nên độ sâu biển là: \(H = \dfrac{S }{2} = 4500\,(m).\)
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện tác dụng với nhau như thế nào?
Câu 2. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Câu 3. Khi nào một vật mang điện tích âm, mang điện tích dương?
Câu 4. Để đo cường độ dòng điện, ta mắc ampe kế như thế nào? Đơn vị mà ampe kế đo được là gì?
Câu 5. Cho mạch điện như hình 47
Hiệu điện thế ở hai đầu các bóng đèn Đ\(_1\) , Đ\(_2\) , Đ\(_3\)
Đ\(_4\) là:
U\(_1\) = 3,5V,
U\(_2\) = 4V,
U\(_3\) =1V,
U\(_4\) = 3,5V.
Hỏi:
a. Hiệu điện thế của nguồn điện và hai đầu Đ\(_2\) ,Đ\(_3\)
b. So sánh hai bóng Đ\(_1\) và Đ\(_3\).
c. So sánh độ sáng hai bóng Đ\(_2\) và Đ\(_3\)
- Ampe kế A\(_1\) dùng thang đo có GHĐ 200mA, gồm 100 độ chia. Kim chỉ ở vạch thứ 40.
Câu 6. Trong mạch điện sau:
- Ampe kế A\(_2\) dùng thang đo có GHĐ 200mA, có 100 độ chia. Kim chỉ ở vạch thứ 60.
- Ampe kế A\(_3\) dùng thang đo có giới hạn đo 400mA. có 100 độ chia. Kim chỉ ở vạch thứ bao nhiêu?
c) U\(_{23}\) = …
2. Nêu cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ\(_1\) . Vôn kê đó phải có giới hạn đo tối thiểu là bao nhiêu?
3. Tại sao hiệu điện thế giữa hai điểm 1,3 không bằng 9V?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 2. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 3. Một vật mang điện tích âm nếu thừa êlectron, mang diện tích dương nếu thiếu êlectron.
Câu 4.
- Để đo cường dộ dòng điện, ta dùng ampe kế. Ampe kế được mắc nối tiếp với dụng cụ cần đo.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).
Câu 5.
a ) Nguồn điện có hiệu điện thế 12V; \(U_{23} = 5V\)
b) Hai bóng Đ\(_1\) và Đ\(_3\) là khác nhau.
c ) Hai bóng Đ\(_2\) và Đ\(_3\) sáng không như nhau.
Câu 6. Dòng điện qua Đ\(_1\) là 80mA, qua Đ\(_2\) là 120mA, qua A\(_3\) là 200mA.
Vậy kim cua A\(_3\) chỉ vạch thứ 50.
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Văn Linh. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.