ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 7
I. PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
(Ngữ văn 7 - Tập 2)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1- 4:
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Ý nghĩa văn chương C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta D. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Phạm Văn Đồng B. Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh D. Minh Hương
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm kết hợp với tự sự
Câu 4. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào thời gian nào?
A. Tháng 1 năm 1951
B. Tháng 2 năm 1951
C. Tháng 3 năm 1951
D. Tháng 4 năm 1951
Câu 5: (0,5đ) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 6:(1,0đ) Xác định trạng ngữ trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” Nêu công dụng của trạng ngữ đó trong câu.
Câu 7:(1,5đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ đoạn trích trên.
II. PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
Hãy giải thích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 4đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | C | C | B |
Câu 5. HS nêu được nội dung của đoạn trích:
- Khẳng định tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Câu 6.
- Trạng ngữ trong câu văn “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” là cụm từ: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng”
- Công dụng của trạng ngữ trong câu: Bổ sung thêm những thông tin về điều kiện thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự việc nêu trong câu và nối kết các câu văn trong đoạn văn.
Câu 7.
- Yêu cầu kĩ năng:
- Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số câu theo quy định.
- Diễn đạt rõ ràng, đúng văn phạm, không mắc lỗi chính tả.
- Yêu cầu kiến thức:
- HS trình bày được suy nghĩ của bản thân về các vấn đề gợi ra từ đoạn trích:
- Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là một sức mạnh to lớn được phát huy cao độ trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
- Tình cảm của bản thân: tự hào về những trang lịch sử vẻ vang, cảm phục những tấm gương về các vị anh hùng dân tộc…
- Phát huy truyền thống yêu nước, học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, góp sức mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc…
- HS trình bày được suy nghĩ của bản thân về các vấn đề gợi ra từ đoạn trích:
II. PHẦN II: LÀM VĂN (6đ)
1. Mở bài
- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương từ xưa luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Trích dẫn câu tục ngữ
2. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Nghĩa đen:
- “Lá lành”: là lá còn nguyên vẹn, giữ nguyên dáng hình
- “Lá rách”: là lá bị mất một phần hoặc không còn nguyên vẹn; “đùm” là bao bọc, che chở.
- “Lá lành đùm lá rách” là lá lành bảo vệ, che chở, bao bọc cho lá rách.
- Nghĩa bóng:
- Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn… Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
- Bài học: Trong cuộc sống, con người ở các hoàn cảnh khác nhau cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau nhất là trong hoạn nạn, khó khăn.
- Nghĩa đen:
- Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Vì chúng ta cùng sống trong một đất nước, cùng dòng giống Tiên Rồng...
- Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí tốt đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc ta:
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư...
- (có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự: “Nhiễu điều phủ lấy...”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”)
- Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện...
- Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
3. Kết bài:
- Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
- Liên hệ bản thân
Ngoài ra, các em có thể làm bài thi online tại đây:
Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019, Trường THCS Mỹ Đức