PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
HUYỆN SƠN DƯƠNG Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Phải bé lại, lăn vào lòng một người mẹ, úp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một dịu êm vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì…”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
a. Qua đoạn văn trên, em cảm nhận như thế nào về tâm trạng, tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ? (0,5 điểm)
b. Chỉ ra từ ngữ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn văn và cho biết tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh đó? (0,5 điểm)
c. Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản “Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng? (2,0 điểm)
Phần II. Làm văn. (7,0 điểm)
a. Bố cục bài văn thuyết minh thường có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? (1,0 điểm)
b. Thuyết minh về một loài cây mà em yêu thích. (6,0 điểm)
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)
a. Đoạn văn thể hiện tâm trạng vui mừng, xúc động mành liệt và tình cảm yêu thương tha thiết của nhân vật với người mẹ bất hạnh.
b. Nói giảm nói tránh: “bầu sữa”.
- Tác dụng: là cách nói tế nhị, tránh thô tục mà vẫn gợi được sự ấm áp, thân thương của tình mẫu tử.
c. Tên văn bản có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.
→ Văn bản thể hiện tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.
Phần II. Làm văn. (7,0 điểm)
- Học sinh trình bày được bố cục bài văn thuyết minh: gồm 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu được đối tượng thuyết minh.
- Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng.
- Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
- Thuyết minh về một loài cây em yêu thích.
- Nội dung: Biết giới thiệu về một loài cây mà em yêu thích một cách hấp dẫn, ấn tượng.
- Về cách thức làm bài: Có thể kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh trong bài làm. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, kiến thức phải chính xác, khách quan. Lời văn rõ ràng, sinh động.
- Định hướng, biểu điểm
- Học sinh tự chọn một loài cây mà mình yêu thích để thuyết minh. Nhưng dù là cây nào, bài viết cũng có thể nêu một số ý theo trình tự sau:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về loài cây mà em yêu thích.
- Thân bài: Giới thiệu chi tiết về loài cây ấy (trong khi giới thiệu kết hợp với miêu tả) về các phương diện:
- Nguồn gốc.
- Đặc điểm (chú ý miêu tả hình dáng, gốc, thân, lá, cành, hoa, quả,…)
- Vai trò và ý nghĩa của loài cây này đối với cuộc sống con người (Giá trị và lợi ích về kinh tế, môi trường, thẩm mĩ…)
- Kết quả:
- Khẳng định vai trò của cây trong đời sống con người.
- Suy nghĩ của em về loài cây ấy.
- Học sinh tự chọn một loài cây mà mình yêu thích để thuyết minh. Nhưng dù là cây nào, bài viết cũng có thể nêu một số ý theo trình tự sau:
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: