TRƯỜNG THPT KIÊN LƯƠNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
Câu 1: Sự kiện nào chứng tỏ " chiến tranh lạnh" bao trùm cả thế giới ?
A. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
B. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
C. Mĩ thông qua "Kế hoạch Mác-san
D. "Kế hoạch Mác-san" và sự ra đời của khối quân sự NATO.
Câu 2: Xu thế toàn cầu hoá bắt đầu từ khi nào ?
A. Những năm 80 của thế kỉ XX. B. Những năm 90 của thế kỉ XX.
C. Những năm 70 của thế kỉ XX. D. Những năm 60 của thế kỉ XX.
Câu 3: Năm 1950, nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ thực dân nào sau đây?
A. Tây Ban Nha B. Bỉ C. Anh D. Bồ Đào Nha
Câu 4: Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất nội dung nào dưới đây?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Hồng quân Liên Xô sẽ tấn công vào sào huyệt Béc-lin của Đức.
C. Liên Xô sẽ vào giải giáp quân phiệt Nhật ở Bắc Triều Tiên.
D. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
Câu 5: Chiến lược toàn cầu của Mĩ với ba mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ?
A. Thiết lập trật tự đơn cực.
B. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
C. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
D. Khống chế các nước tư bản đồng minh.
Câu 6: Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?
A. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
B. Những quyết định của Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam.
C. Những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.
D. Những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 7: Trong khoảng ba thập kỉ đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực:
A. công nghiệp nặng. B. sản xuất nông nghiệp.
C. công nghiệp vũ trụ. D. công nghiệp dầu mỏ.
Câu 8: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là:
A. Nhật B. Liên Xô C. Mĩ D. Anh
Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát của Mĩ là:
A. Làm bá chủ toàn thế giới.
B. Tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.
Câu 10: Những nước nào tham gia Hội nghị Ianta ?
A. Anh - Pháp - Đức. B. Anh - Mĩ - Liên Xô.
C. Anh - Pháp - Mĩ. D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.
Câu 11: Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây so với trật tự thế giới theo hệ thống Véc-xai-Oasinhtơn?
A. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc
B. có hai hệ thống xã hội đối lập về quân sự.
C. Hình thành gắn với kết cục của chiến tranh thế giới
D. Được thiết lập từ quyết định của các cường quốc.
Câu 12: Trong CTTG II Đông Nam Á là thuộc địa của:
A. Nhật Bản. B. Mĩ và Anh. C. Bồ Đào Nha. D. Mĩ và Pháp.
Câu 13: Vì sao nói "Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh"?
A. Chiếm khoảng ¼ GDP của toàn thế giới.
B. Số lượng thành viên nhiều.
C. Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
D. Kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị.
Câu 14: “Cách mạng xanh”là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
C. Kinh tế. D. Khoa học kĩ thuật.
Câu 15: Điểm giống nhau trong đường lối cải cách kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc là:
A. Lấy phát triển thương mại làm trọng tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển xuất khẩu làm trọng tâm.
D. Lấy phát triển sản xuất vũ khí làm trọng tâm.
Câu 16: Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
A. Đều tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc.
B. Hầu hết các nước đều lần lượt gia nhập tổ chức ASEAN.
C. Đều trở thành các nước công nghiệp mới.
D. Hầu hết các nước đều giành được độc lập ở các mức độ khác nhau.
Câu 17: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
B. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
C. Tiến hành chiến tranh xâm lược các nước khác.
D. Không bị chiến tranh tàn phá.
Câu 18: Sau CTTG II phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm và mạnh mẽ ở khu vực:
A. Nam á. B. Bắc Phi. C. Đông Bắc Á. D. Đông Nam Á.
Câu 19: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Câu 20: sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc và hoạt động có hiệu quả của tổ chức ASEAN?
A. Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN NĂM 1999.
B. Vấn đề Campuchia được giải quyết năm 1989.
C. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức ASEAN năm 1999.
D. Hiệp ước BaLi được kí kết năm 1976.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
1B | 2A | 3C | 4A | 5B | 6B | 7C | 8C | 9A | 10B |
11B | 12A | 13A | 14A | 15B | 16D | 17C | 18D | 19A | 20D |
21C | 22D | 23A | 24C | 25B | 26D | 27C | 28C | 29A | 30A |
31B | 32C | 33B | 34D | 35B | 36A | 37B | 38B | 39C | 40B |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Kiên Lương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hà Trung
- Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Gia Tự
Chúc các em học tập tốt !