SỞ GD & ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH A
| ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Hóa – Tháng 12/2019 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 04 trang; 40 câu trắc nghiệm ) |
Câu 41: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Có thể phân biệt phenol và anilin bằng quỳ tím ẩm.
B. Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
C. Benzen có khả năng làm mất màu nước brôm.
D. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
Câu 42: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?
A. CH3-CH2NH2 B. CH3-CHNH2-CH3
C. CH3-NH-CH2 CH3 D. CH3-NCH3-CH2-CH3
Câu 43: Thủy phân 0,01 mol Mantozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì khối lượng Ag thu được là.
A. 2,16 gam B. 3,78 gam C. 4,32 gam D. 3,24 gam
Câu 44: Có các phát biểu sau:
(1) Muối phenyl amoni clorua không tan trong nước.
(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(3) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.
(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí, có mùi khai.
Số phát biểu Không đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 45: Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp C2H5COOH và C3H7OH thu được thể tích CO2 (ĐKTC) là:
A. 5,6lit B. 2,24 lit C. 4,48 lit D. 6,72 lít
Câu 46: Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa lượng kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 0,1 và 0,05 B. 0,2 và 0,05 C. 0,4 và 0,05 D. 0,2 và 0,10
Câu 47: Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y chứa (m + 11,1) gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala và Val. Cô cạn Y được chất rắn Z, đem đốt cháy hoàn toàn Z thu được 15,9 gam Na2CO3. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng dung dịch thu được đem cô cạn được 36,25 gam hỗn hợp muối T. Cho các phát biểu sau:
(1) X là hexapeptit
(2) Giá trị của m = 20,8 gam
(3) Phân tử khối của X là 416
(4) Trong X chỉ có 1 gốc Ala
(5) % khối lượng muối clorua của Gly trong T là 46,4%
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 48: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,6 mol KOH. Dung dịch thu được có chất:
A. K3PO4 B. K2HPO4, KH2PO4 C. K3PO4, K2HPO4. D. H3PO4, KH2PO4.
Câu 49: Dung dịch của chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh?
A. Axit glutamic B. Alanin C. Lysin D. Glixin
Câu 50: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. C2H5ONa. B. HCOONa. C. CH3COONa. D. C2H5COOK
Câu 51: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:
Sau khi lắc nhẹ, rồi để yên thì thấy tại ống nghiệm (A) và (B) lần lượt xuất hiện dung dịch
A. (A): màu xanh lam và (B): màu vàng. B. (A): màu xanh lam và (B): màu tím.
C. (A): màu tím và (B): màu xanh lam. D. (A): màu tím và (B): màu vàng.
Câu 52: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo E cần vừa đủ 150 ml dung dịch KOH 0,5M, thu được dung dịch chứa a gam muối X và b gam muối Y (MX < MY, trong mỗi phân tử muối có không quá ba liên kết π, X và Y có cùng số nguyên tử C, số mol của X lớn hơn số mol của Y). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 28,56 lít CO2 (đktc) và 20,25 gam H2O. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 11,6 và 5,88. B. 13,7 và 6,95. C. 14,5 và 7,35. D. 7,25 và 14,7.
Câu 53: Hợp chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. Triolein B. Tripanmitin C. Tristearin D. Phenol
Câu 54: Cho m gam hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và C2H5COOH tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m bằng
A. 18,4. B. 14,6. C. 14,8. D. 7,4.
Câu 55: Phương trình chứng minh phenol có nguyên tử Hidro trong nhóm OH linh động hơn Hidro trong nhóm OH của ancol là:
A. phenol tác dụng với Brôm B. Phenol tác dụng với NaOH
C. Phenol tác dụng với HCl D. Phenol tác dụng với Na
Câu 56: Cho dung dịch metyl amin dư lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: AlCl3, FeCl3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, HCl, Na2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số kết tủa thu được là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 57: X là một peptit có 18 mắt xích được tạo từ các -amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Để đốt cháy m gam X cần dùng 65,856 lít O2. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy Y trong bình chứa 12 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 254,912 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/4 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị của m là:
A. 38,64 gam B. 51,03 gam C. 43,89 gam D. 54,08 gam
Câu 58: Hòa tan hết bột Zn trong dung dịch chứa 0,05 mol NaNO3 và x mol NaHSO4, thu được 3,136 hỗn hợp khí Y ở đktc gồm H2 và NO và dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa. Cho từ từ lượng NaOH dư vào dung dịch Z thì thấy có 0,81 mol NaOH phản ứng. Giá trị x là:
A. 0,41 B. 0,52 C. 0,46 D. 0,34
Câu 59: Axit aminoaxetic không tác dụng với dung dịch chất nào sau đây?
A. KCl B. NaOH C. HCl D. H2SO4 loãng
Câu 60: Hỗn hợp X gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, cần dùng vừa đủ 3,75 mol O2 thì thu được H2O và 2,7 mol CO2. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 50,4 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 52,08. B. 48,72. C. 41,04. D. 43,40.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 61 đến câu 80 của đề thi HK1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Yên Khánh A có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.