SỞ GD & ĐT TỈNH LÂM ĐỒNG | KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019 - 2020 |
| Mã đề 132 |
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong lựa chọn hình thức kinh doanh.
Câu 2: Anh B đề nghị bổ sung vào bản hợp đồng lao động giữa anh và công ty X nội dung: công việc, thời gian, địa điểm làm việc. Giám đốc trả lời : “anh chỉ cần quan tâm đến mức lương, còn việc anh làm gì, ở đâu là tùy thuộc vào sự phân công của chúng tôi”. Câu trả lời của giám đốc công ty đã vi phạm nội dung nào dưới đây ?
A. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thuộc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa ông bà, cô dì, chú bác.
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con.
C. Bình đẳng giữa ông bà và các cháu.
D. Bình đẳng giữa anh chị em với nhau.
Câu 4: Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Khẳng định này đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quyền bình đẳng giữa các giai cấp. B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. D. Quyền bình đẳng giữa các công dân.
Câu 5: Nghĩa vụ mà công dân phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. vi phạm pháp luật. B. nghĩa vụ pháp lý.
C. thực hiện pháp luật. D. trách nhiệm pháp lý.
Câu 6: Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để trừ nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Chị A và chị B B. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.
C. Chị N, chị A và chị B. D. Chị A, chị B và chồng chị N.
Câu 7: Trường hợp tự tiện bắt và giam, giữ người xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 8: Về bản chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các hành vi
A. chính đáng. B. đúng đắn. C. phù hợp. D. hợp pháp.
Câu 9: Câu27. Khẳng định nào sau đây không đúng với nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi công dân được tự do lựa chọn việc làm trong các cơ sở kinh doanh.
B. Mọi công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Mọi công dân được chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh.
D. Mọi công dân được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Câu 10: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm kỷ luật.
Câu 11: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Ông H, ông B, anh K và anh M. B. Anh K và anh M.
C. Ông H và ông B. D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.
Câu 12: Việc xét xử các vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền trong kinh doanh. B. nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. trách nhiệm pháp lý. D. nghĩa vụ pháp lý.
Câu 13: Hình thức phạt tiền, phạt cảnh cáo... khi xâm phạm các quy tắc quản Lý nhà nước được áp dụng với người có hành vi
A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự. D. vi phạm kỷ luật.
Câu 14: Anh M đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh K. Hậu quả là anh K bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%. Trường hợp này, trách nhiệm pháp lý anh M phải chịu là
A. dân sự và hành chính. B. kỷ luật và dân sự.
C. hình sự và hành chính. D. hình sự và dân sự.
Câu 15: Hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
A. thực hiện pháp luật. B. vi phạm pháp luật.
C. trách nhiệm pháp lý. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 16: Nhận xét nào dưới đây phù hợp về tình hình tôn giáo ở nước ta?
A. Ở Việt Nam mọi người đều theo tôn giáo.
B. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo.
C. Việt Nam là quốc gia chỉ có một tôn giáo tồn tại.
D. Ở Việt Nam chỉ có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
Câu 17: Công an chỉ được bắt người trong trường hợp
A. có quyết định của Tòa án nhân dân các cấp.
B. có yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động.
C. có yêu cầu của Hội đồng nhân dân các cấp.
D. có yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 18: Hành vi không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ của bạn A là biểu hiện của hình thức
A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 19: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều
A. có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
B. thống nhất chỉ dùng chung một ngôn ngữ.
C. có chung lãnh thổ và điều kiện phát triển.
D. có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
Câu 20: Trong cùng một hoàn cảnh, người có chức vụ và người lao động vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý
A. nặng hơn người lao động. B. nhẹ hơn người lao động.
C. như người lao động. D. có thể khác nhau.
{-- xem toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Lộc Phát ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Lộc Phát. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.