Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Thanh Miện

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT THANH MIỆN

 

Mã đề thi:132

ĐỀ KIÊM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2019 - 2020

MÔN: GDCD-LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 Phút

 

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?

A. Bắt con tin để tống tiền.

B. Anh H nhắn tin đe dọa học sinh B vì nghi ngờ B lấy trộm điện thoại của mình.

C. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.

D. Học sinh A đánh học sinh B vì cảm thấy ngứa mắt.

Câu 2: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào sau đây?

A. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. Là hành vi không hợp pháp, gây hậu quả.

C. Xâm phạm đến các quan hệ xã hội.

D. Là người đã đạt độ tuổi nhất định, không bị tâm thần.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây của công dân không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Trực tiếp thỏa thuận tiền lương.

B. Tự do đề đạt nguyện vọng.

C. Tuân thủ thỏa ước lao động tập thể.

D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

Câu 4: Gia đình A xây lấn đất sang gia đình B, hành vi này vi pham pháp luật nào sau đây?

A. hình sự.

B. kỉ luật.

C. dân sự.

D. hành chính.

Câu 5: Anh A lái xe ô tô đi dự đám cưới bạn, tại đây anh đã uống rượu. Sau đó anh đã bắt tắc xi về nhà. Hỏi anh A đã thực hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 6: Anh K thường xuyên đánh đập chị H là vợ mình vì chị H không đưa cho anh tiền để mua rượu về uống, Anh K vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 7: Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. tài sản và sở hữu.

B. nhân thân.

C. tài sản chung.

D. sở hữu.

Câu 8: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính do lỗi cố ý?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi.

B. Từ 17 tuổi trở lên.

C. Từ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 9: Nhận định nào sau đây ĐÚNG?

Khi có người….. là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được.

A. Chính mắt trông thấy.

B. Nghe kể lại.

C. Xác nhận đúng.

D. Chứng kiến nói lại.

Câu 10: Trong các hình thức dưới đây hình thức nào không phải là hình thức kỉ luật?

A. Chuyển công tác.

B. Cảnh cáo

C. Phê bình

D. Buộc thôi việc

Câu 11: Anh Ân đã tự ý bỏ việc công ty 3 ngày mà không có lí do. Anh Ân vi phạm?

A. kỉ luật.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. hình sự.

Câu 12: Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định bắt người?

A. Viện kiểm sát

B. Công an

C. Cơ quan cảnh sát điều tra

D. Công tố viên

Câu 13: Hành vi nào sau đây không phải dấu hiệu vi phạm pháp luật?

A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. trái pháp luật.

C. Phát biểu ý kiến tại hội nghị.

D. Có lỗi.

Câu 14: Nam công dân từ 18 tuổi đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi xâm phạm tới quan hệ nhân thân phi tài sản phải chịu trách nhiệm?

A. dân sự.

B. hành chính.

C. quản thúc.

D. truy tố.

Câu 16: Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?

A. Lấn chiếm vỉa hè.

B. Cổ vũ đánh bạc.

C. Tự ý nghỉ việc.

D. Sử dụng ma túy.

Câu 17: Hành vi trái pháp luật nào sau đây thể hiện dưới dạng hành động :

A. Cơ sở kinh doanh không nộp thuế cho nhà nước.

B. Bạn A lái xe mô tô khi chưa đủ tuổi.

C. Hai bố con bạn A tự giác dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ.

D. Bạn Tư không mặc áo đồng phục.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính xã hội.

B. Tính phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc

D. Xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 19: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên khi tham gia giao dịch dân sự phải có người giám hộ?

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi.

C. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 20: Những tài sản chung nào của vợ chồng khi thực hiện các giao dịch dân sự như mua, bán, cho, tặng, vay mượn, đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng?

A. Những tài sản có giá trị từ một triệu đồng trở lên.

B. Tài sản chung lớn, nhỏ trong gia đình.

C. Tài sản chồng đang sử dụng.

D. Tài sản vợ đang sử dụng.

{-- xem tiếp nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Thanh Miện ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Thanh Miện. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?