Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN GDCD LỚP 12

Thời gian làm bài : 45 phút

 

Mã đề 101

Câu 1: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào?

    A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.                     B. Bình đẳng trước pháp luật.

    C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.                   D. Bình đẳng về quyền con người.

Câu 2: Dân tộc được hiểu là

    A. một tổ chức người có chung tập quán.            B. cộng đồng người cùng sống với nhau.

    C. tất cả mọi người sống trong một quốc gia.      D. một bộ phận dân cư của một quốc gia.

Câu 3: Chị H kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nhưng không đăng ký kinh doanh. Chị thuê em T (14 tuổi) con nhà hàng xóm đi giao hàng và trả lương tương đối cao. Trong trường hợp này, chị H đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

    A. Lao động và dân sự.                                           B. Kinh doanh và lao động.

    C. Dân sự và hành chính.                                       D. Kinh doanh và dân sự.

Câu 4: Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X hô mọi người giữ lại nhưng không được. S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

    A. Anh N, anh S và chị X.                                      B. Anh S, chị X và bà V.

    C. Anh S và anh N.                                                  D. Anh N và bà V.

Câu 5: Ông S là Giám đốc công ty L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh D là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

    A. Ông S và anh G.                                                  B. Ông S, anh G và anh D.

    C. Ông S và bà M.                                                    D. Ông S, bà M và anh G.

Câu 6: Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định này thể hiện công dân bình đẳng về

    A. trách nhiệm của mình.                                       B. trách nhiệm Nhà nước.

    C. quyền và nghĩa vụ.                                             D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 7: Đồng bào của mỗi tôn giáo là

    A. một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam.

    B. một bộ phận người sống riêng lẻ, độc lập.

    C. một bộ phận người cần áp dụng các chính sách hỗ trợ đặc biệt.

    D. tập hợp những người được ưu tiên về các hoạt động văn hóa.

Câu 8: Cảnh sát giao thông xử lý việc B đi xe máy ngược chiều là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

    A. Tính quy phạm phổ biến.                               B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

    C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                  D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 9: Nhận định nào sau đây thể hiện tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật?

    A. Phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe.

    B. Không cứu giúp người khác khi họ gặp nạn là vi phạm pháp luật.

    C. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

    D. Người tham gia giao thông không được chở quá hai người.

Câu 10: Người sử dụng lao động ưu tiên đối với người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, điều này thể hiện bình đẳng trong

    A. thực hiện quyền lao động.                                 B. giao dịch hợp đồng lao động.

    C. lao động nam và lao động nữ.                           D. việc sử dụng người lao động.

Câu 11: Các đồng chí cảnh sát giao thông xử lý các hành vi vi phạm giao thông khi tham gia giao thông. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò là

    A. phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

    B. cách để thể hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền.

    C. công cụ để bảo vệ quyền lợi của gia cấp cầm quyền.

    D. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 12: D kinh doanh vật liệu xây dựng đã thuê L (14 tuổi) giao hàng. Có lần L giao hàng chậm, D đã đánh L trọng thương (pháp y giám định tỉ lệ thương tật là 20%). Hành vi của D là vi phạm

    A. dân sự.                      B. hành chính.                  C. kỉ luật.                           D. hình sự.

Câu 13: Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích con em đồng bào và các vùng khó khăn để có điều kiện học tập tốt hơn. Đây là thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

    A. văn hóa.                    B. kinh tế.                          C. chính trị.                       D. giáo dục.

Câu 14: Chị M điều khiển xe máy, tự giác dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ. Trong trường hợp này chị M đang

    A. sử dụng pháp luật.                                              B. áp dụng pháp luật.

    C. tuân thủ pháp luật.                                             D. thi hành pháp luật.

Câu 15: Công dân nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Khẳng định này thể hiện

    A. nghĩa vụ của công dân.                                      B. quyền của công dân.

    C. trách nhiệm của công dân.                                D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 16: Chị Q gửi đơn khiếu nại lên UBND xã D về quyết định thu hồi đất của Chủ tịch xã. Chị Q đã

    A. sử dụng pháp luật.                                              B. áp dụng pháp luật.

    C. tuân thủ pháp luật.                                             D. thi hành pháp luật.

Câu 17: Nhờ luật sư tư vấn nên việc khiếu nại về việc bồi thường đất của gia đình ông S đã được giải quyết. Trường hợp này pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ

    A. nghĩa vụ và lợi ích của mình.                                    B. quyền và trách nhiệm của mình.

    C. quyền và nghĩa vụ của mình.                         D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 18: Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận, được gọi là gì?

    A. Tổ chức tôn giáo.                                                B. Ban trị sự tôn giáo.

    C. Cơ sở tôn giáo.                                                    D. Trụ sở tôn giáo.

Câu 19: Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là

    A. bình đẳng trước pháp luật.                                B. bình đẳng về trách nhiệm.

    C. bình đẳng về nghĩa vụ.                                      D. bình đẳng về quyền.

Câu 20: Ông H đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy mặt bằng rộng nên ông H làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh thêm dịch vụ vui chơi giải trí. Ông H đã sử dụng quyền nào sau đây?

    A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

    B. Quyền được khuyến phát triển trong kinh doanh.

    C. Quyền chủ động mở rộng quy mô.

    D. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.

{-- xem toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?