TRƯỜNG THCS&THPT KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018
NGUYỄN BỈNH KHIÊM – CẦU GIẤY Môn: Lịch sử – Lớp: 12
(Đề chính thức) (Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 : Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mỹ La Tinh được gọi là “lục địa bùng cháy” vì:
A. Nền kinh tế Mỹ Latinh có những chuyển biến rất mạnh mẽ
B. Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ mạnh mẽ liên tục ở nhiều nước và giành nhiều thắng lợi
C. Mỹ Latinh gặp nhiều khó khăn.
D. Mỹ la tinh khôi phục được độc lập chủ quyền
Câu 2 : Mục tiêu của Liên minh châu Âu chính là
A. liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ và an ninh chung.
B. liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung
C. liên minh chặt chẽ về kinh tế, chính trị và quân sự
D. liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ, chính trị, quân sự, đối ngoại và an ninh chung
Câu 3 : Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc là:
A. Đem lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân Trung Quốc
B. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chính phủ Cộng hòa dân quốc
C. Xóa bỏ tàn tích của chế độ phong kiến
D. Chấm dứt ách thống trị của các nước thực dân phương Tây
Câu 4: Sự thay đổi quan trọng nhất đối với sự phát triển của các nước Đông Nam Á kể từ sau CHTG II chính là:
A. Phát triển kinh tế theo chiến lược hướng ngoại: Mở cửa Hội nhập và đẩy mạnh Ngoại thương.
B. Đấu tranh giành độc lập hoàn toàn.
C. Phát triển kinh tế theo chiến lược hướng nội: Xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
D. Thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN.
Câu 5: Bản chất của cuộc cách mạng tháng Hai – 1917 ở Nga là
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
- Cách mạng XHCN
- Cách mạng dân chủ tư sản
- Cách mạng tư sản dân quyền
Câu 6: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) chính là
- Xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến và mở đường cho CNTB phát triển
- Đưa Thiên Hoàng Minh Trị lên nắm quyền tối cao
- Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị phương Tây xâm lược
- Thủ tiêu chế độ Mạc phủ
Câu 7: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa
- Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của koa học kĩ thuật Xô Viết.
- Mĩ không còn giữ vị trí độc quyền về bom nguyên tử.
- Lực lượng quân sự của Liên Xô và Mĩ đã cân bằng nhau.
- Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ và đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật Xô Viết.
Câu 8: Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phụ kinh tế năm 1946 đến 1950 dựa vào
- Sự giúp đỡ của các nước trên thế giới
- Sự giúp đỡ của các nước Đông Âu
- Những tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Nhờ tinh thần tự lực tự cường của nhân dân
Câu 9: Chiến lược phát triển chủ đạoc ủa Nhật Bản chính là
- Tân dụng các yếu tố bên ngoài
- Coi nhân tố con người là yếu tố quyết định hàng đầu
- Mua các bằng phát minh sáng chế của thế giới và đẩy mạnh công nghiệp ứng dụng
- Giáo dục bắt buộc với tất cả mọi người
Câu 10: Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi tuyên bố độc lập là
- Theo đuổi chính sách ngoại giao hiếu chiến, sẵn sàng can thiệp vũ trang vào các nước khác.
- Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của tất cả các nước.
- Thi hành chính sách ngoại giao thân thiện và cơi mở với các nước tư bản.
- Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình với tất cả các nước trên thế giới.
Câu 11: Đối với nước Nga, ý nghĩa lớn nhất của cách mạng tháng Mười – 1917 chính là:
- Ảnh hưởng to lớn đến phong trào cách mạng vô sản trên thế giới
- Mở ra kỷ nguyên mới, độc lập tự do và CHXH
- Thay đổi số phận của người dân Nga
- Thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới
Câu 12: Nước CHND Trung Hoa ra đời có nhiều ý nghĩa, ngoại trừ
- Xóa bỏ tàn dư phong kiến tồn tại hơn 2000 năm.
- Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc.
- Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Lật đổ triều đình Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
Câu 13: Mục tiêu chủ yếu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc là
- Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
- Biến Trung Quốc thành quốc gia xây dụng thành công chủ nghĩa xã hội
- Biến Trung Quốc thành quốc gia có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Biến Trung Quốc thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Câu 14: Thành tựu nào quan trọng nhấ mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?
- Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Liên Xô trở thành cường quốc công ngiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ) vào nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu ũ trụ có hai người lái vào quỹ đạo Trái Đất.
- Năm 1057, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trải Đất.
Câu 15: Liên Minh châu Âu ra đời hướng đến nhiều mục tiêu, ngoại trừ
- Hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên ở Tây Âu trong các lĩnh vực quân sự
- Hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ
- Hợp tác, liên minh giữa các nước về chính trị
- Hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên ở Tây Âu trong các lĩnh vực đối ngoại và an ninh chung.
Câu 16: Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh nước Mỹ đã
- Phục hồi nền kinh tế bằng với mức trước chiến tranh
- Hoàn thành nhiều kế hoạch 5 năm Kinh tế phát triển vượt bậc
- Đứng đầu thế giới về sản lượng công – nông nghiệp
- Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới
Câu 17: Nhật kiên minh chawxt chẽ với Mĩ sau CTTG II đã
- Giúp Nhật mở rộng thị trường.
- Giúp Nhật phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quân sự
- Giúp nước này tiết kiệm ngân sách quốc phòng mà vẫn đảm bảo an ninh quốc gia
- Giúp Nhật nhận được viện trợ từ kế hoạch Mac-san để tái thiết và phục hồi đất nước
Câu 18: Thập niên 70 (thế kỷ XX) Nhật Bản trở thành hiện tượng “thần kì” bởi vì
- Tạo ra những sản phẩm nổi tiếng và xây dựng được những công trình thế kỉ
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
- Phát triển nhanh chóng và đạt được kỳ tích về kinh tế và khoa học kỹ thuật
- Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất của thế giới
Câu 19: Sự kiện nào sau đây quyết định việc tạm thời chia cắt bán đảo triều Tiên?
- Hiệp định đình chiến tại bàn Môn Điếm 1953.
- Thành lập hai nhà nước Đại Hàn Dân Quốc bà CHDC ND Triều Tiên (1948).
- Hội nghị Ianta (2-1945).
- Chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ 1950.
Câu 20: Mục đích chiến lược toàn cầu của mĩ đối với các nước XHCN là
- Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội
- Bao vây, cấm vận, khống chế các nước xã hội chủ nghĩa
- Tiêu diệt những người cộng sản và Đảng Cộng sản
- Phủ nhận sự tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa
Câu 21: Nền kinh tế của CHDC ND Triều Tiên hiện nay có đặc điểm nổi bật chính là
- Xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN.
- Chuyển từ cơ cấu bao cấp sang cơ chế thị trường.
- Mang tính tập trung cao độ.
- Tiến hành cải cách, mở cửa và hội nhập.
Câu 22: Chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm cả vào phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ trên thế giới vì
- Những phong trào này làm tổn hại đến uy tín, danh dự và kinh tế của Mĩ
- Những phong trào này tác động không tốt đến tư tưởng của người Mĩ, khiến họ dao động và do dự trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu.
- Những phong trào này đều do các Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm chống lại Mĩ
- Những phong trào này thắng lợi sẽ làm thất bại tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ
Câu 23: Cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ jeer từ sau CTTG II dưới sự lãnh đạo của đảng Quốc đại theo khuynh hướng nào?
- Đấu tranh ôn hòa bất bạo động.
- Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
- Ôn hòa kết hợp với bạo động vũ trang.
- Cải cách và đấu tranh vũ trang.
Câu 24: Bài học rút ra cho Việt Nam từ chiến lược phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chính là:
- Phát triển một cách tuần tự từ thấp đến cao và không đốt cháy giai đoạn.
- Đẩy mạnh quá trình hợp tác với các nước trong khu vực.
- Sớm mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
- Hợp tác, liên kết để chống lại ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực.
Câu 25: Đối với thế giới, sự ra đời của nước CHND Trung Hoa có ý nghĩa:
- Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên mới: độc lập, tự do và đi lên CNXH.
- Xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến.
- Tăng cường và củng cố sức mạnh của hệ thống XHCN.
- Chấm dứt ách nô dịch của các nước đế quốc.
Câu 26: Sau CTTG II, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều lần lượt trở thành
- Thuộc địa của tư bản phương Tây.
- Thuộc địa kiểu mới, “sân sau” của Mĩ.
- Các quốc gia độc lập.
- Các nước có nền kinh tế phát triển.
Câu 27: Cơ sở để Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau CTTG II chính là:
- Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mỹ
- Tây Âu và Liên Xô gặp nhiều khó khăn, tổn thất
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh đe dọa đến hệ thống thuộc địa của Mĩ
- Các nước Tây Âu ủng hộ chiến lược đối ngoại của Mỹ
Câu 28: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 do
- Liên minh Đảng cộng sản và Quốc dân đảng tiến hành
- Giai cấp tư sản (đứng đầu là Tường Giới Thạch) lãnhđạo
- Giai cấp vô sản (đứng đầu là Mao Trạch Đông) lãnh đạo
- Giai cấp tư sản dân tộc (đứng đầu là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo
Câu 29: Sau CTTG II, các nước giành độc lập sớm nhất chính là
- Miến Điện, Việt Nam và Campuchia.
- Việt Nam, Indonexia và Lào
- Indonexia, Việt Nam và Lào
- Philippin, Việt Nam và Xingapo
Câu 30: Nelxon Mandela nhận được giải Nobel hòa bình vì lí do:
- Có nhiều đóng cho châu Phi trong thời kì ông làm tổng thống Cộng hòa Nam Phi.
- Chấm dứt chế độ Apacthai ở châu phi trong hòa bình.
- Giành lại nền độc lập cho Nam Phi.
- Chấm dứt những cuộc xung đột vũ trang ở một số nước châu phi.
Câu 31: Đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN:
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước sáng lập ASEAN.
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước .
Câu 32: Khu vực Mĩ Latinh bao gồm
- Toàn bộ eo đất trung Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
- Toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
- Toàn bộ vùng đất từ Mehico trở xuống đến hết Nam Mỹ.
- Nam Mỹ, Trung Mỹ và một phần Bắc Mỹ.
Câu 33: Duy Tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh
- Chế độ phong kiến rời vào khủng hoảng trầm trọng
- Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ nhưng bị chế dộ phong kiến kìm hãm
- Nhật Bản bị các nước tực dân phương tây xâm lược
- Cách mạng tư sản trở thành xu thế ở châu Á
Câu 34: Sau CTTG II, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi phát triển mạnh, nơi đây được mệnh dnah là:
- Lục địa bùng cháy
- Lục địa đen
- Lục địa ngủ yên
- Lục địa mới trỗi dậy.
Câu 35: Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên đến năm 1950 kinh tế của học đã cơ bản phục hồi là nhờ:
- Sự hỗ trợ vốn của Liên Hợp Quốc
- Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa
- Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ
- Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ kế hoạch Mac-san
Câu 36: Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã tạo điều kiện cho nhân dân Đông Nam Á
- Làm cách mạng thành công và thành lập các nước cộng hòa
- Tự tuyên bố là các quốc gia độc lập
- Đứng lên đấu tranh và tất cả các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập dân tộc
- Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành độc lập dân tộc
Câu 37: Hành động của Tây Âu thể hiện rõ sự ủng hộ cuộc chiến tranh lạnh của Mỹ là
- Tiến hành xâm lược thuộc địa ở Châu Phi và Châu Á
- Cho Mỹ đóng quân trên lãnh thổ của mình
- Đàn áp phong trào công nhân trong nước
- Tham gia khối quân sự NATO
Câu 38: Khu vực Đông Bắc Á sau CTTG II (1945) gồm những quốc gia, khu vực nào?
- Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.
- Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.
- Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Hồng Kông.
- Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông.
Câu 39: Những cải cách dân chủ sau chiến tranh được thực hiện ở Nhật Bản đã
- Giúp Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới
- Đặt nền móng cho Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này
- Giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển mạnh mẽ
- Làm cho Nhật Bản ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ
Câu 40: Chiến lược phát triển kinh tế hướng nội của nhóm các nước sáng lập ASEAN trước thấp niên 70 chưa giải quyết được vấn đề gì?
- Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nước ngoài.
- Nạn thất nghiệp.
- Thiếu nguồn vốn.
- Tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi giữa HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi giữa HKI môn Lịch sử lớp 12 năm 2017, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.