TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI GIỮA HK1
MÔN SINH 12 NĂM 2020
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự
A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST.
B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.
C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.
Câu 2. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A
B. Thêm một cặp nuclênôtit.
C. Mất một cặp nuclêôtit.
D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X.
Câu 3. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
A. một số cặp nhiễm sắc thể
B. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.
C. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
D. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
Câu 4. Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
A. lai phân tích. B. lai khác dòng. C. lai thuận-nghịch D. lai cải tiến.
Câu 5. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
B. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
C. quá trình phát sinh đột biến.
D. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
Câu 6. Ở một loài động vật có tinh trùng là 28 NST. Hãy cho biết dạng đột biến thể ba, của loài động vật đó trong TB sinh dưỡng có bao nhiêu NST:
A. 29 B. 57 C. 55 D. 27
Câu 7. Giả sử mạch mã gốc có bộ ba 5' TAG 3' thì bộ ba sao mã tương ứng trên mARN là :
A. 5' AUX 3' B. 5' XUA 3' C. 3' ATX 5' D. 5' UGA 3'
Câu 8. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể tứ bội. B. thể đơn bội. C. thể tam bội. D. thể lưỡng bội
Câu 9. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng
A. chất lượng. B. trội lặn không hoàn toàn.
C. số lượng. D. trội lặn hoàn toàn
Câu 10. Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân tạo ra giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là.
A. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 11. Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. chuyển đoạn. B. đảo đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 12. Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 2400 B. 2040 C. 1800 D. 3000
Câu 13. Nếu 2 gen nằm trên cùng một NST thì
A. Chúng sẽ di truyền cùng nhau khi không xảy ra trao đổi chéo.
B. Chúng phân li độc lập với nhau.
C. Chúng sẽ luôn luôn di truyền cùng nhau.
D. Chúng luôn luôn trao đổi chéo với nhau.
Câu 14. Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến gen. B. đột biến C. đột biến điểm. D. thể đột biến.
Câu 15. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150 B. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750
C. A = 750; T = 150; G = 150 X = 150 D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
Câu 16. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền.
A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 17. ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ mạch mang mã gốc. B. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
C. Từ cả hai mạch đơn. D. Từ mạch có chiều 5' → 3'.
Câu 18. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
C. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 19. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. phiên mã và dịch mã.
C. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. D. nhân đôi ADN và dịch mã.
Câu 20. Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng, a qui định hạt xanh, B hạt trơn, b hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ít nhất.
A. AABB x AaBb B. AAbb x aa BB C. AaBb x AABB D. AABb x Aabb
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 năm 2020 - Trường THPT Tam Dương có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo và làm trắc nghiệm online với các đề thi khác:
Chúc các em học tập tốt !